Toàn tỉnh Khánh Hòa có hơn 23.300 lồng nuôi tôm hùm

Một trong những khó khăn hiện nay là việc quản lý số lượng lồng nuôi, hộ nuôi và thu gom chất thải từ thức ăn dư thừa.
Nhiều vùng nuôi đã vượt số lồng cho phép, như ở khu vực Xuân Tự có hơn 5.000 lồng, Đầm Môn 3.500 lồng, trong khi theo quy hoạch 2 khu vực này chỉ được nuôi khoảng 2.900 lồng.
Kết quả giám sát vùng nuôi tôm hùm cho thấy, số lồng tôm hùm bị bệnh năm 2013 hơn 14.000 lồng; năm 2014 hơn 18.900 lồng, từ đầu năm 2015 đến nay gần 2.800 lồng.
Tôm hùm ở Khánh Hòa thường chết do mắc các bệnh sữa, đen mang, đỏ thân, long đầu và hở đầu;
Trong đó, bệnh sữa được phát hiện từ cuối năm 2006 đặc biệt nguy hiểm đối với loài thủy sản này.
Có thể bạn quan tâm
Hội thảo “Loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi” diễn ra tại TP HCM sáng 28/10.

Tỉnh Thanh Hóa đã rà soát, quy hoạch phát triển vùng rau an toàn (RAT), ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người trồng RAT, như: Hỗ trợ đất đai, chuyển giao khoa học công nghệ, liên kết đấu mối với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho người dân,...

Tại xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai), dù trong mùa mưa nhưng nông dân đã áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để trồng, chăm sóc nên năng suất rau giảm không đáng kể.

Triển khai các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đạt hiệu quả trên mỗi vụ sản xuất rau, nông dân Lâm Đồng đã giảm từ 8 - 15 lần phun thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời tăng thêm giá trị lợi nhuận từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng/ha.

Rau trái vụ trên vùng cát xã Điền Lộc (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thực sự đã trở thành một đặc sản mang lại giá trị kinh tế khá cao cho người dân nơi vùng đất này.