Toàn tỉnh Khánh Hòa có hơn 23.300 lồng nuôi tôm hùm

Một trong những khó khăn hiện nay là việc quản lý số lượng lồng nuôi, hộ nuôi và thu gom chất thải từ thức ăn dư thừa.
Nhiều vùng nuôi đã vượt số lồng cho phép, như ở khu vực Xuân Tự có hơn 5.000 lồng, Đầm Môn 3.500 lồng, trong khi theo quy hoạch 2 khu vực này chỉ được nuôi khoảng 2.900 lồng.
Kết quả giám sát vùng nuôi tôm hùm cho thấy, số lồng tôm hùm bị bệnh năm 2013 hơn 14.000 lồng; năm 2014 hơn 18.900 lồng, từ đầu năm 2015 đến nay gần 2.800 lồng.
Tôm hùm ở Khánh Hòa thường chết do mắc các bệnh sữa, đen mang, đỏ thân, long đầu và hở đầu;
Trong đó, bệnh sữa được phát hiện từ cuối năm 2006 đặc biệt nguy hiểm đối với loài thủy sản này.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng đã và đang có sức lan tỏa sâu rộng đối với cán bộ, hội viên nông dân trong xã Hào Lý huyện Đà Bắc- Hòa Bình.

Từ năm 2006, xóm 13 xã Nghi Long huyện Nghi Lộc (Nghệ An) được xã và huyện chọn làm điểm xây dựng cánh đồng 50 triệu với quy hoạch ban đầu chỉ có 5 ha, cơ cấu vụ xuân trồng lạc, vụ hè thu trồng dưa hấu và vụ đông trồng rau xanh hàng hoá.

Từ nhiều năm nay, bà con nông dân xã Bình Trị, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) trồng nấm rơm ở quy mô hộ gia đình rất hiệu quả.

Để phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình và xã hội, đã có không ít nông dân mạnh dạn, năng động, dám nghĩ, dám làm, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điển hình như gia đình anh Đỗ Văn Xuân và chị Dư Thị Hương xóm Bãi, xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) nhờ trồng trọt kết hợp với nuôi lợn, nuôi gà mỗi năm cho thu nhập 70 – 80 triệu đồng.

Cái tên Cường “liều” đã quá quen thuộc với người dân xã Hùng Sơn (Hiệp Hòa - Bắc Giang). Từ đôi bàn tay trắng, không một thước đất cắm dùi, Ngô Quang Cường liều lĩnh bắt tay vào làm mô hình kinh tế trang trại ngay từ năm 24 tuổi. Sau nhiều lần thất bại, giờ đây Cường đã trở thành một chủ trang trại nuôi chim bồ câu lớn nhất huyện Hiệp Hòa.