Toàn tỉnh có hơn 11.516 ha cây trồng bị hạn hán
Theo ước tính, có khoảng 11.111 ha cà phê và 74 ha lúa nước sẽ bị giảm năng suất mạnh hoặc mất mùa. Các địa phương hạn hán nhiều nhất là Krông Nô, Đắk Mil, Chư Jút, Đắk Song… Tính đến nay, các địa phương này hầu như vẫn chưa có mưa và mực nước tại các sông, suối, ao, hồ đã xuống mức rất thấp hoặc đã cạn kiệt.
Cũng theo UBND tỉnh, trong vòng 20 ngày tới, nếu tại các địa phương bị hạn hán mạnh không xuất hiện mưa thì tình trạng thiếu nước tưới sẽ còn trầm trọng hơn, diện tích cây trồng bị thiệt hại sẽ còn tăng cao hơn nữa. Để đối phó với tình hình này, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng và chính quyền các địa phương tăng cường các biện pháp chống hạn, khắc phục mọi khó khăn để tăng nguồn nước phục vụ tưới tiêu.
Có thể bạn quan tâm

TP.HCM có những thế mạnh riêng các nơi khác không thể có được, đó là sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ gần chục triệu người. Vì vậy, diện tích gieo trồng rau quả của TP.HCM tăng lên mỗi năm từ diện tích lúa được chuyển đổi.

Trong điều kiện diện tích đất sản xuất bị thu hẹp, nhiều nông dân ở xã Tam Phước (huyện Long Điền - Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chọn cách trồng xen dưa hường vào khoai mì, giúp tận dụng tốt diện tích sản xuất, nâng cao thu nhập và giúp cho việc chăm sóc khoai mì hiệu quả cao hơn.

Tây Nguyên hiện có hơn 450 nghìn ha cà phê, chiếm trên 90% diện tích cà phê cả nước. Tuy nhiên, cả trăm ngàn héc ta cà phê ở Tây Nguyên đã trở nên già cỗi, làm sụt giảm cả sản lượng và chất lượng chung của cà phê toàn vùng.

Sáng 8/6, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả mô hình cấy lúa bằng máy tại xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên.

Tính đến nay các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Châu Thành và Tân Trụ (tỉnh Long An) đã thả nuôi được 2.300 ha tôm sú, tôm chân trắng, đạt 36% kế hoạch, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.