Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tỏa Tình Phát Huy Nội Lực Làm Giàu

Tỏa Tình Phát Huy Nội Lực Làm Giàu
Ngày đăng: 29/08/2014

Xã Tỏa Tình  là nơi sinh sống của cộng đồng người Mông huyện Tuần Giáo. Khi đặt chân lên vùng đất này, hình ảnh đầu tiên trong mắt chúng tôi là những nương ngô, nương lúa xen lẫn với những vườn cà phê, sa nhân, táo mèo... cho thấy sự trù phú, no đủ của bà con người Mông nơi đây.

Hiện xã Tỏa Tình có 280ha trồng lúa nương, 574ha trồng ngô, 115ha trồng cà phê, 70ha trồng táo mèo, 35ha trồng sa nhân và 170ha trồng các loại cây ngắn ngày... Đặc biệt, không có diện tích đất nông nghiệp nào bỏ trống; những mảnh vườn quanh nhà hay trên nương, nếu không trồng ngô, trồng lúa thì cũng được phủ kín bởi sa nhân, cà phê...

Ông Lầu A Dùa, Phó Chủ tịch UBND xã Tỏa Tình cho biết: Trước đây, khi các chính sách ưu đãi của Nhà nước chưa về tới xã, thì người Mông Tỏa Tình đã xác định được hướng đi trong phát triển kinh tế, biết khai thác thế mạnh về tự nhiên, bảo nhau tự gieo trồng, phủ xanh đất trống và phát triển sản xuất để làm giàu trên chính mảnh đất này.

Ví như, năm 1998, người dân ở đây đã tự bảo nhau trồng cây táo mèo, bởi không phải chăm sóc nhiều, lại thích hợp với khí hậu mát mẻ, sau vài năm trồng đã cho thu hoạch.

Khi lợi nhuận từ bán táo mèo bắt đầu tăng, mỗi vụ người dân thu về hàng chục triệu đồng, bà con tiếp tục khai hoang nhiều diện tích đất trống, đồi trọc để trồng táo, thậm chí trồng xen với các cây trồng ngắn ngày khác như: ngô, lạc... Giờ đây táo mèo đã trở thành một trong số những cây hàng hóa chính của xã Tỏa Tình.

Nhờ mạnh dạn khai hoang đất trồng cây táo mèo, mỗi vụ, người Mông xã Tỏa Tình thu hoạch trung bình 1,5 tấn/ha, với giá bán tại vườn từ 10 nghìn đồng/kg, lợi nhuận từ bán táo mèo đã giúp nhiều hộ dân làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Gia đình bà Mùa Thị Của, bản Hua Sa A là một trong những gia đình trồng táo mèo đầu tiên ở xã Tỏa Tình. Giờ đây bà Của đã có hơn 4ha trồng táo mèo cho thu hoạch hàng năm, mỗi vụ bán táo thu lãi hơn 100 triệu đồng. Bà Của cho biết, sẽ tiếp tục khai hoang đất rừng để trồng thêm cây táo mèo, hướng dẫn cho bà con trong bản cùng mở mang thêm diện tích đất trồng loại cây này và mở rộng thị trường hơn nữa.

Bằng ý thức tự lực, không trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, năm 2009 nhiều hộ dân ở bản Hua Sa A, Hua Sa B bảo nhau mạnh dạn trồng cây cà phê.

Ban đầu mỗi nhà mấy trăm mét vuông, sau phát triển nhiều tới vài héc ta. Đến nay cả 2 bản trên đều phủ kín bởi màu xanh của cây cà phê. Mỗi vụ thu hoạch, lãi từ 70 – 100 triệu đồng/hộ. Nhiều gia đình không chỉ xóa đói giảm nghèo, mà kinh tế còn khá hơn trước.

Gia đình ông Mùa A Vàng, bản Hua Sa B là một ví dụ. Trước năm 2009, gia đình ông thuộc diện hộ nghèo trong xã, kinh tế khó khăn khi thâm canh lúa nương 1 vụ, không đủ cho 8 miệng ăn của gia đình. Từ khi bà con trong bản Hua Sa B rủ nhau trồng cà phê, ông Vàng cùng các con cháu mạnh dạn khai hoang mảnh đất đồi sau nhà, trồng 3,5ha cà phê.

Ban đầu, ông Vàng rất lo lắng, nhiều lúc nghĩ trồng cà phê lâu cho thu hoạch mà đến khi cho thu hoạch không biết đầu ra thế nào, có thoát nghèo được không? Nhưng rồi, đất không phụ công người, trên đất này không chỉ khí hậu mà cả thổ nhưỡng đều rất thích hợp với cây cà phê. Khi cà phê cho thu hoạch, quả nào cũng chín mọng, đỏ thắm, đem bán bao nhiêu là hết bấy nhiêu.

Đầu năm 2013, gia đình ông Vàng không chỉ thoát nghèo, mà còn trở thành hộ có kinh tế khá nhất trong bản Hua Sa B. Ông xây được nhà ở vững chắc, mua sắm các vật dụng sinh hoạt hiện đại, có tiền cho con cái đi học cao đẳng, đại học.

Nói về ý thức tự lực, sự chịu khó của người Mông ở xã Tỏa Tình, già làng Giàng A Tú, bản Hua Sa A tự hào cho biết: “Người Tỏa Tình chúng tôi từ xưa đã có truyền thống bảo nhau làm ăn, chăm chỉ cần cù. Không chỉ tự lực làm giàu trên vùng đất này, mà còn mang truyền thống đó đến cả những nơi khác.

Tôi nhớ năm 1998, theo chủ trương của Tỉnh đoàn Lai Châu (cũ), 15 hộ gia đình người Mông từ xã Tỏa Tình đã xuống bản Củ, xã Ẳng Tở, huyện Mường Ảng để xây dựng cuộc sống và đã làm giàu trên chính vùng đất mới.

Giờ đây những hộ người Mông ngày ấy đều trở thành triệu phú ở bản Củ, gia đình nào cũng có cơ ngơi khang trang, mua sắm được nhiều thiết bị hiện đại, con cháu được học hành đầy đủ...” Điển hình như: Gia đình ông Lầu Vả Mua, ông Lầu Chồng Lử...

Nhờ tinh thần chịu khó, biết phát huy nội lực của đồng bào người Mông mà Tỏa Tình từ một xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao trên 60% (năm 2007) giờ đã trở thành một trong những điểm sáng về xây dựng nông thôn mới ở Tuần Giáo. Năm 2014, toàn xã chỉ còn 13% hộ nghèo, 6/7 bản đã được công nhận bản văn hóa...

Tỏa Tình hôm nay đã thay đổi rất nhiều, ở cái nơi xưa kia được mệnh danh là “đông sương mù vây kín, hè nắng đổ như thiêu” giờ đây đã có những ngôi nhà lợp ngói, lợp tôn kiên cố, khang trang; cửa hàng, quán xá cũng mọc lên san sát dọc 2 bên đường; cơ sở hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm... được đầu tư xây dựng đầy đủ, vững chắc và kiên cố.

Đời sống của người dân không ngừng được nâng lên, toàn xã Tỏa Tình hiện không còn người nghiện ma túy, không có nạn trộm cắp, không ai tái trồng cây thuốc phiện, bà con vui vẻ, chan hòa với nhau.


Có thể bạn quan tâm

Lập Hội Nuôi Tôm Để Làm Giàu, Giảm Rủi Ro Lập Hội Nuôi Tôm Để Làm Giàu, Giảm Rủi Ro

Thay vì sản xuất tự phát, manh mún, nhiều hộ nuôi tôm ở xã Hải Đông, Hải Hậu, Nam Định đã tập hợp lại thành CLB Nuôi trồng thủy sản 2, để các thành viên liên kết với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm hạn chế thấp nhất rủi roi...

24/04/2014
Lừng Danh Hạt Gạo Mường Trời Lừng Danh Hạt Gạo Mường Trời

Buổi chiều trên đồi A1. Chúng tôi nhìn về cánh đồng Mường Thanh, bây giờ đang là tháng Tư, lúa đương thì con gái. Cả không gian xa và rộng trải dài một màu xanh bất tận, vút tầm mắt... Nơi đây cho hạt gạo tám Điện Biên lừng danh.

24/04/2014
Các Mặt Hàng Xuất Khẩu Chủ Lực Giảm Mạnh Các Mặt Hàng Xuất Khẩu Chủ Lực Giảm Mạnh

Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang, đến thời điểm này, kim ngạch XK của tỉnh mới đạt 77,68 triệu USD, chỉ bằng 11,6% kế hoạch năm và giảm 41,23% so với cùng kỳ.

24/04/2014
Bắp Cải Cuối Vụ Được Giá Bắp Cải Cuối Vụ Được Giá

Theo người trồng rau, giá bắp cải tăng cao là do thời gian vừa qua mưa kéo dài nên nhiều diện tích trồng bắp cải bị thối. Ngoài ra, do đang là cuối vụ thu hoạch nên sản lượng bắp cải còn ít, trong khi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn rau màu đang khan hiếm.

24/04/2014
Kiên Giang Nuôi Cá Bè Trên Biển Bị Thiêt Hại Nặng Kiên Giang Nuôi Cá Bè Trên Biển Bị Thiêt Hại Nặng

Tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo ngành chức năng kết hợp với địa phương thống kê mức độ thiệt hại, đề xuất biện pháp hỗ trợ ngư dân sớm khôi phục sản xuất.

24/04/2014