Tọa đàm phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi tại xã Vĩnh Hiệp Sóc Trăng

Tại buổi tọa đàm, các cán bộ của Chi cục Thú y đã cung cấp những thông tin về tình hình thiệt hại tôm trong thời gian qua, tình hình giám sát dịch bệnh, cảnh báo những bệnh thường hay gặp trong quá trình nuôi tôm;
Đồng thời giới thiệu sơ nét về mô hình nuôi tôm kết hợp nuôi cá rô phi.
Dịp này, các hộ nuôi tôm trên địa bàn xã An Hiệp đã nêu những thắc mắc trong nuôi tôm như:
Quy trình, kỹ thuật nuôi, phương pháp trộn thức ăn cho tôm để đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường; cách phòng ngừa một số dịch bệnh thường hay gặp trên tôm; cách xử lý môi trường nước sạch…
Bà con cũng kiến nghị các ngành chức năng cần tổ chức quản lý tốt nguồn giống, kiểm tra thuốc nuôi trồng thủy sản, tránh để thuốc giả tràn lan trên thị trường.
Ông Mai Văn Đấu – Tổ trưởng Tổ hợp tác Toàn Thắng tại xã Vĩnh Hiệp cho biết, năm 2015, diện tích thả nuôi tôm của các thành viên là 30,31 ha/40,35 ha, giảm so với năm rồi, do thời tiết không thuận lợi nên nhiều người thả thăm dò.
Ngoài ra, do nguồn điện không đủ cung cấp để nuôi tôm, giá cả còn bấp bênh trong khi người dân còn khó khăn về nguồn vốn nên diện tích thả nuôi chưa đạt 100%.
Tuy năm nay tỷ lệ thiệt hại trong tổ hợp tác khoảng 50% diện tích nhưng trong số thiệt hại nhiều bà con vẫn huề vốn. Dự kiến qua tháng 10, thời tiết thuận lợi hơn, bà con sẽ tiếp tục thả nuôi diện tích còn lại.
Có thể bạn quan tâm

Theo kết quả phân tích mẫu tôm biển kiểm tra bệnh định kỳ của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản từ cuối tháng 02 đến ngày 17 tháng 3 năm 2014, xét nghiệm 13 mẫu tôm chân trắng nuôi và 06 mẫu tôm giống, đã phát hiện 07 mẫu tôm chân trắng nuôi và 04 mẫu tôm giống nhập tỉnh nhiễm bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô (IHHNV).

Huyện Quảng Xương: Vụ mùa năm 2014, huyện Quảng Xương gieo cấy hơn 8.500 ha, trong đó cơ cấu trên 60% diện tích lúa mùa muộn. Hiện nay, ở các xã: Quảng Cát, Quảng Phong, Quảng Châu... hơn 90% diện tích lúa mùa đang bị các đối tượng sâu bệnh tấn công, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ; mật độ trung bình là trên 100 con/m2, cá biệt, có nơi lên tới trên 300 con/m2.

Đánh bắt và khai thác nguồn lợi thuỷ sản mùa nước nổi là nghề rất đặc thù của người dân vùng châu thổ ĐBSCL, nhất là vùng Đồng Tháp Mười và khu vực Tứ giác Long Xuyên.

Đối với nghề nuôi tôm biển (sú, thẻ chân trắng ) đặc biệt là nuôi thâm canh thì vấn đề như: môi trường, mầm bệnh, chăm sóc và quản lý,…là các yếu tố quyết định sự thành công của nghề nuôi tôm.

Yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn chất lượng thủy sản tại các thị trường như Mỹ, Nhật Bản đang thực sự gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Do đó, việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó có thị trường Bỉ là cần thiết.