Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thành Công Với Vật Nuôi Mới

Thành Công Với Vật Nuôi Mới
Ngày đăng: 15/06/2012

Gần 7 năm nuôi nhím, anh Nguyễn Bá Hồng (tổ dân phố 7, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk) giờ đây đã có trại nuôi nhím với quy mô gần 100 con và cả đàn chồn nhung đen 300 con.

Anh Hồng kể, năm 2005, anh bắt đầu nuôi nhím. Mặc dù nhím là loại động vật dễ nuôi, nhưng không phải ai nuôi cũng đạt hiệu quả kinh tế cao, và ngay trong lần nuôi đầu tiên này, anh gặp khó khăn do chưa nắm được kỹ thuật. Không chịu thất bại, anh lao vào học hỏi kiến thức nuôi nhím từ sách báo và những người đi trước. Nhờ có kiến thức chăn nuôi, giờ đây trại nhím của anh đã có gần 100 con. Mỗi năm, anh xuất bán 70 cặp nhím giống và bán cả nhím thương phẩm.

Theo anh Hồng, để nuôi nhím đạt hiệu quả cao, cần giữ vệ sinh chuồng trại, đảm bảo khô ráo, thoáng về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Với nhím sinh sản, cần chọn con giống khỏe.

Không chỉ thành công trên lĩnh vực nuôi nhím, sau nhiều lần đến thăm các trại nuôi chồn nhung đen, đầu năm 2010, anh Hồng mua 15 con về nuôi. Theo anh, chồn nhung đen tuy là con vật nuôi mới ở nước ta (chúng thuộc họ gặm nhấm, có xuất xứ từ Nam Mỹ), nhưng dễ nuôi bởi thức ăn chỉ là cỏ, các loại rau, củ, quả. Thịt chồn nhung đen giàu dinh dưỡng nên giá bán khá cao.

Chồn nhung đen có khả năng sinh sản khá cao, mỗi năm trung bình đẻ khoảng 4 lứa; mỗi lứa từ 2 - 4 con, nuôi khoảng một tháng có thể xuất bán với giá từ 1-3 triệu đồng/cặp. Một ưu điểm nữa là chồn nhung đen rất ít bệnh. Theo kinh nghiệm của anh Hồng, chồn nhung đen thường mắc một số bệnh như ký sinh trùng đường tiêu hóa, xuất huyết truyền nhiễm... Để phòng bệnh cho chồn, cần tiêm phòng định kỳ 6 tháng/lần; giữ vệ sinh chuồng nuôi, thức ăn, nước uống...

Hiện trang trại của anh Hồng có 300 con chồn nhung đen sinh sản, anh cũng đã xuất chuồng trên 200 con cho các hộ nuôi trên địa bàn tỉnh và ở Khánh Hòa, TP.HCM...

Nhờ chọn hướng đi đúng nên trang trại nuôi nhím và chồn nhung đen đã đem về cho gia đình anh thu nhập ổn định với 200 triệu đồng tiền lãi mỗi năm. Anh Hồng tâm sự: “Nuôi con gì cũng vậy, trước tiên phải tâm huyết với con vật mình nuôi, cùng với am hiểu kỹ thuật và có kinh nghiệm thì nhất định sẽ thành công”.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy nhanh tiến độ làm đất gieo cấy vụ mùa Đẩy nhanh tiến độ làm đất gieo cấy vụ mùa

Đến nay các địa phương trong tỉnh đã thu hoạch được hơn 35 nghìn ha lúa chiêm xuân, đạt 95,8% diện tích và đang tiến hành làm đất phục vụ gieo cấy vụ mùa. Tuy tiến độ thu hoạch lúa chiêm xuân sớm hơn so với cùng kỳ nhưng nắng nóng gay gắt trong nhiều ngày qua đã ảnh hưởng đến tiến độ làm đất gieo cấy lúa mùa.

09/06/2015
Khô khốc những cánh đồng Khô khốc những cánh đồng

Thời tiết đang nắng nóng cao điểm khiến nhiều diện tích cây trồng ở vùng cát huyện Thăng Bình bỏ hoang, hoặc đang sinh trưởng có nguy cơ chết khô vì thiếu nguồn nước tưới tiêu.

09/06/2015
Liên kết sản xuất lúa giống cần chọn mặt gửi vàng Liên kết sản xuất lúa giống cần chọn mặt gửi vàng

Liên kết sản xuất lúa giống, các loại cây hoa màu là hướng đi hợp lý để các hợp tác xã (HTX) và nông dân có thể nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc liên kết cũng mang lại hiệu quả, mà ngược lại, một số HTX phải ôm nợ vì các công ty không thực hiện đúng cam kết.

09/06/2015
Sông ô nhiễm từ nuôi cá lồng bè Sông ô nhiễm từ nuôi cá lồng bè

Phong trào nuôi cá lồng bè tự phát trên sông Tam Kỳ không chỉ cản trở giao thông đường thủy nội địa mà còn báo động tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

09/06/2015
Lan mokara bén duyên trên đất Quảng Lan mokara bén duyên trên đất Quảng

Say mê trồng lan nên bỏ cả việc làm ở TP.HCM, rồi mạnh dạn bỏ ra hàng trăm triệu đồng để đưa giống lan mokara về trồng thử ở đất Quảng Ngãi. Sau gần 2 năm đầu tư chăm sóc, đến nay mô hình hoa lan của anh đã đem lại thành công. Anh là Võ Trọng Thanh, quê xã Bình Hòa (Bình Sơn), vốn dĩ là… kỹ sư xây dựng.

09/06/2015