Tọa đàm phát triển thủy sản bền vững tại Cà Mau

Tại buổi tọa đàm, các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh được đặt ra, đặc biệt là vấn đề nuôi tôm với các mô hình như nuôi quảng canh, nuôi công nghiệp, nuôi tôm trong rừng, tôm xen lúa.
Đồng thời, các đại biểu cũng thảo luận các chính sách liên quan đến phát triển thủy sản bà con nông dân quan tâm đã được các khách mời giải đáp đầy đủ. Ngoài ra, có nhiều ý kiến xoay quanh công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển thủy sản.
Trước sự quan tâm của bà con xung quanh các vấn đề về nguồn nhân lực cũng như định hướng phát triển thủy sản trong thời gian tới, tại buổi tọa đàm, các vị khách mời đã giải đáp những khúc mắc, khó khăn cũng như nêu lên những định hướng cho phát triển thủy sản của Cà Mau tới năm 2020.
Theo đó, cần tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao tay nghề cho người nuôi. Đặc biệt, người nuôi không chỉ biết về kỹ thuật nuôi mà còn phải có khả năng đánh giá, nhận biết được chất lượng các yếu tố đầu vào như: con giống, các loại vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản; biết cách đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về sản phẩm.
Ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, việc đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển nuôi trồng thủy sản là một trong những chiến lược quan trọng của tỉnh Cà Mau trong thời gian tới. Cà Mau sẽ phối hợp cùng các sở ban ngành mở các lớp tập huấn, nâng cao trình độ cho người dân.
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện Cà Mau là một trong những tỉnh có diện tích nuôi trồng và khai thác sản lượng thủy sản lớn nhất cả nước. Trong năm qua, tổng sản lượng gần 480.000 tấn, trong đó có gần 165.000 tấn tôm; giá trị sản xuất của ngành Nông nghiệp đóng góp hơn 36% cơ cấu kinh tế của tỉnh, trong đó thủy sản chiếm gần 80% giá trị của ngành nông nghiệp. Qua đó, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của ngành thủy sản Cà Mau nói riêng và cả nước nói chung.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, một vài cơ sở giết mổ heo không phép trục lợi bằng cách bơm nước vào heo để tăng trọng lượng đã gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu heo thịt Đồng Nai. Nếu không mạnh tay làm rõ vấn đề, người chăn nuôi, doanh nghiệp làm ăn chân chính sẽ bị thiệt hại nặng nề

Đầm rộng trên 400 ha với hàng chục đảo lớn, nhỏ. Trước đây, đầm Vân Hội là nơi cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cho một số địa phương xung quanh, là tuyến đường thủy giữa vùng trung du và miền núi, tại đầm xây dựng một thủy điện nhỏ cung cấp ánh sáng cho nhân dân xã Hiền Lương.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi tăng trưởng đột biến vào tháng 2, xuất khẩu (XK) chả cá và surimi (thịt cá đã được tách xương, xay nhuyễn, phối trộn với các chất chống biến tính do đông lạnh, và có thể bảo quản được lâu ở nhiệt độ đông lạnh) của Việt Nam có xu hướng tăng trưởng chậm lại.

Hiện tổng đàn heo được người dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thả nuôi là 122.837 con, tăng 3.680 con so cùng kỳ. Đàn heo tăng là do giá heo hơi tăng cao trong thời gian qua và hiện ở mức 48.000 - 50.000 đồng/kg.

Ngày mới xuất hiện, cây dó bầu được xem như là cơ hội làm giàu cho bao nông dân nghèo ở huyện Tân Phú (Đồng Nai), đặc biệt là ở vùng điều kiện đất đai cằn cỗi, đồi dốc khó trồng các loại cây công nghiệp khác.