Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khát Vọng Trên Đầm Vân Hội (Phú Thọ)

Khát Vọng Trên Đầm Vân Hội (Phú Thọ)
Ngày đăng: 30/10/2014

Chẳng biết từ bao giờ, nguồn nước từ ngọn nguồn khe suối chảy xuyên rừng, xuôi về làm nên đầm Vân Hội – xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ trong xanh.

Đầm rộng trên 400 ha với hàng chục đảo lớn, nhỏ. Trước đây, đầm Vân Hội là nơi cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cho một số địa phương xung quanh, là tuyến đường thủy giữa vùng trung du và miền núi, tại đầm xây dựng một thủy điện nhỏ cung cấp ánh sáng cho nhân dân xã Hiền Lương.

Hiện nay, tuy không còn thủy điện, song đầm vẫn là nơi cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất, là tuyến giao thông đường thủy vận chuyển hàng hóa.

Do diện tích mặt nước rộng, không bị ô nhiễm, lại có nhiều vực sâu tới cả chục mét nên đầm Vân Hội có tiềm năng lớn về nghề nuôi cá lồng.

Là người đầu tiên đầu tư tới hơn 1 tỷ đồng nuôi cá lồng trên đầm Vân Hội, chàng trai trẻ Nguyễn Ngọc Minh 25 tuổi ở khu 7 xã Hiền lương đã có khoảng thời gian gần 10 năm lăn lộn ở khắp các bè cá trong Nam ngoài bắc làm thuê và học hỏi kinh nghiệm. Trở về vùng quê có lợi thế về nguồn nước nuôi thủy sản, Nguyễn Ngọc Minh bắt tay vào cải tạo 3ha mặt nước, đóng bè, mua cá giống về nuôi.

Từ những ngày đi làm thuê, Minh học hỏi, tích lũy kiến thức nuôi nhiều loại cá, dày công nghiên cứu kỹ thuật chăn nuôi, nắm bắt quy luật thời tiết để phòng tránh dịch bệnh, phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra nên anh mạnh dạn đầu tư nuôi 25 lồng cá, trong đó 9 lồng cá Diêu hồng 4 vạn con, 1 lồng cá Trắm đen 1.500 con, 15 lồng cá Lăng giống trên 15 vạn con, tiền đầu tư hết trên 1,2 tỷ đồng. Minh tâm sự: Gia đình khó khăn nên chỉ học tới lớp 6 tôi đã phải nghỉ học, 16 tuổi tôi rời quê, lặn lội đi nuôi cá thuê ở Hải Dương.

Năm 2006 nghề nuôi cá ở miền Nam phát triển mạnh, tôi lại vào tỉnh Hậu Giang để nuôi cá giống thuê và học hỏi cách mà người dân nơi đây nuôi cá. Gần 10 năm xa quê, khi đã có kinh nghiệm và tích lũy được nguồn vốn để có thể khởi nghiệp, đầu năm 2014 anh đã trở về quê hương thực hiện mơ ước làm giàu về con cá.

Mới làm cá, chưa thu hoạch nhưng dự kiến tổng thu vụ cá đầu đạt khoảng 30 tấn cá thương phẩm, chưa kể đến hàng chục vạn con cá lăng giống.

Trong niềm vui bởi vụ cá đầu tiên thực hiện khát vọng làm giàu trên quê hương thành quả đang đến sát tầm tay, anh Minh cho biết: Do diện tích đầm rộng, mực nước sâu, nguồn nước đảm bảo, các lồng cá thường xuyên được xử lý vệ sinh và môi trường xung quanh thông thoáng sạch sẽ, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên cá ít dịch bệnh, tỷ lệ chết ít, chi phí lồng, bè cao nhưng có thể tái sử dụng, lại rất ít bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, về kỹ thuật chăn nuôi và khả năng, tôi dự kiến sẽ phát triển thêm 25 lồng cá mới bởi tôi đã có nơi bao tiêu sản phẩm.

Tạo hóa đã hình thành nên đầm Vân Hội với nhiều loại sản vật tự nhiên, cùng với sự sáng tạo của con người, giờ đây đầm đang phát triển thêm nhiều loài cá quý. Hiện tại đầm mới chỉ có vài người đầu tư nuôi cá lồng, nếu mở rộng diện tích nuôi cá lồng, đầm Vân Hội không chỉ đáp ứng khát vọng làm giàu từ con cá cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của xã.

Mặt khác, điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái tại khu vực đầm còn rất phù hợp cho việc phát triển du lịch, nếu được đầu tư hợp lý chắc chắn đầm Vân Hội sẽ trở thành nơi nghỉ dưỡng lý tưởng cho du khách.


Có thể bạn quan tâm

Sản Xuất Nông Nghiệp Theo Hướng Hiện Đại Sản Xuất Nông Nghiệp Theo Hướng Hiện Đại

Thời gian qua, huyện Cao Lãnh đẩy mạnh đầu tư khai thác các sản phẩm chủ lực của địa phương như: lúa, xoài, thủy sản, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học... Điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp của huyện thời gian qua là thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.

17/09/2014
Vị Xuyên, Tín Hiệu Vui Từ Đề Án 50 Ha Cây Chanh Leo Vị Xuyên, Tín Hiệu Vui Từ Đề Án 50 Ha Cây Chanh Leo

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế và Đề án phát triển 50 ha cây chanh leo của UBND huyện Vị Xuyên (tập trung tại 3 xã Trung Thành, Ngọc Linh và Bạch Ngọc); sau hơn 4 tháng trồng và chăm sóc, đến nay số diện tích cây chanh leo mùa đầu tiên đã bắt đầu cho thu hoạch, bước đầu cho thấy những kết quả tích cực.

17/09/2014
Mô Hình Cải Tạo Vườn, Đồi Tạp Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Cải Tạo Vườn, Đồi Tạp Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Phát triển kinh tế vườn, đồi là khâu đột phá trong phát triển KT-XH của thôn Nghè, xã Hương Sơn (Quang Bình). Những năm qua, thôn Nghè đã tập trung các nguồn lực đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế mô hình kinh tế vườn, đồi tạo bước chuyển biến đáng kể cho phát triển KT - XH ở địa phương.

17/09/2014
Sủng Thài Tìm Hướng Thoát Nghèo Sủng Thài Tìm Hướng Thoát Nghèo

Cách trung tâm huyện lỵ Yên Minh không xa, nhưng xã Sủng Thài lại là địa phương có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất huyện. Dù vậy nhưng Đảng bộ, chính quyền và 100% đồng bào dân tộc Mông nơi đây vẫn kiên cường bám trụ, vượt khó, tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp để xây dựng cuộc sống ấm no hơn.

17/09/2014
Hiệu Quả Đề Án Phát Triển Chăn Nuôi Đại Gia Súc Gắn Thâm Canh Hiệu Quả Đề Án Phát Triển Chăn Nuôi Đại Gia Súc Gắn Thâm Canh

Với đặc thù là một tỉnh vùng cao, để phát huy lợi thế của từng vùng, tỉnh ta đã xác định phát triển chăn nuôi là một trong những chương trình kinh tế quan trọng và coi việc phát triển chăn nuôi là một trong những giải pháp hàng đầu để xóa đói giảm nghèo bền vững.

17/09/2014