Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tổ Hợp Tác Trồng Rau An Toàn Ở Nam Đà

Tổ Hợp Tác Trồng Rau An Toàn Ở Nam Đà
Ngày đăng: 14/10/2014

Được thành lập từ năm 2012, đến nay, Tổ hợp tác trồng rau an toàn ở xã Nam Đà (Krông Nô) đã tập hợp được 10 thành viên tham gia, cùng nhau sản xuất, với diện tích tổng cộng 1 ha.

Theo đó, hàng tháng, tổ thường nhóm họp để thông báo tình hình sản xuất rau trong thời gian qua, hướng trồng rau trong thời gian tới, rồi cùng bàn bạc, thảo luận tìm các loại giống rau thích hợp với thời tiết, mùa vụ.

Cùng với đó, tổ trưởng cũng lồng ghép giới thiệu cho các thành viên về những kiến thức khoa học kỹ thuật hay mô hình trồng rau mới để học tập.

Theo ông Đinh Xuân Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Đà thì Tổ hợp tác trồng rau an toàn là nơi để các hộ chuyên trồng rau ở địa bàn xã có dịp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như học hỏi kỹ thuật chăm sóc, nâng cao chất lượng và sản lượng rau.

Nếu như trước đây, việc trồng rau chỉ mang tính chất hộ gia đình, đơn lẻ, theo kiểu thích rau gì trồng rau nấy thì từ khi có tổ hợp tác lại khác. Mỗi dịp họp, các thành viên lại định hướng cho nhau hộ nào trồng rau gì để tránh trồng ồ ạt và khó tiêu thụ. Hơn nữa, vào tập thể thì khi có khó khăn nào đó, các hộ lại cùng nhau tháo gỡ.

Đơn cử như trường hợp gia đình ông Nguyễn Văn Chung ở thôn Nam Sơn, năm 2010, đã bắt đầu nghề trồng rau với các loại như xà lách, rau thơm, cải… với diện tích 600m2.

Thế rồi, thông qua việc sinh hoạt trong tổ cũng như các đợt tập huấn khoa học kỹ thuật, đầu năm 2014, gia đình ông đã chủ động chuyển sang trồng rau trong nhà lưới, lắp đặt hệ thống tưới phun sương cho vườn rau. Với việc sử dụng nhà lưới này, vườn rau có thể hạn chế được côn trùng phá hoại và trồng được những loại rau trái vụ để nâng cao thu nhập.

Ông Chung cho biết: “Tham gia sinh hoạt trong tổ, chúng tôi luôn được chia sẻ kinh nghiệm cho nhau để việc sản xuất rau luôn được suôn sẻ. Hơn nữa, chúng tôi còn có thể cùng nhau luân phiên thay đổi giống theo từng gia đình, từng mùa vụ để tránh tình trạng cùng trồng một loại rau dẫn đến khó tiêu thụ và tạo sự đa dạng trong sản xuất rau, đáp ứng nhu cầu của thị trường”.

Tương tự, gia đình ông Lại Quốc Hoàng ở thôn Nam Thuận, qua sinh hoạt tổ, ông đã mạnh dạn đầu tư xây dựng 350m2 nhà lưới để trồng rau theo hướng an toàn, tăng hiệu quả. Ngoài ra, ông còn trồng thêm các loại hoa như ly, cát tường, cúc, đồng tiền…để bán vào các dịp lễ, tết.

Ông Hoàng cho biết: “Vào tổ hợp tác, chúng tôi có dịp cùng nhau giải đáp những thắc mắc liên quan đến trồng rau, nhất là chia sẻ kinh nghiệm phòng trừ sâu bệnh, hạn chế thấp nhất việc sử dụng hóa chất trong chăm sóc để không ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe người tiêu dùng”.

Điều đáng mừng, ngoài việc chia sẻ kinh nghiệm, các thành viên trong tổ còn đóng góp tiền để giúp đỡ những hộ khó khăn vay, đến nay, số vốn của tổ đã lên đến 20 triệu đồng. Đặc biệt, hiện nay, với sức tiêu thụ rau trên thị trường, tổ hợp tác không lo về “đầu ra” của sản phẩm, hễ hộ nào có rau đều có thương lái đến mua tận vườn để đưa đi tiêu thụ khắp nơi.

Tuy nhiên, để tránh tình trạng như một số địa phương khác sản xuất rau ồ ạt, không có thị trường tiêu thụ, tổ hợp tác luôn khuyến cáo các thành viên không mở rộng diện tích mà chú trọng vào việc chăm sóc, quay vòng mùa nào thức ấy để luôn có thu nhập cao, sống được với nghề trồng rau.


Có thể bạn quan tâm

Tiền Giang Có Trên 1.475 Bè Nuôi Cá Trên Sông Tiền Tiền Giang Có Trên 1.475 Bè Nuôi Cá Trên Sông Tiền

Toàn tỉnh Tiền Giang hiện có 1.476 bè cá thả nuôi trên sông Tiền, tập trung ở khu vực cồn Thới Sơn và cồn Tân Long, thuộc thành phố Mỹ Tho và huyện Cai Lậy. Trong số này thì có đến 80% bè nuôi loại cá điêu hồng, còn lại là cá tra, cá phi.

04/06/2012
Thoi Thóp Nghề Trồng Bông Vải Thoi Thóp Nghề Trồng Bông Vải

Theo một tổng kết mới đây của Bộ Công Thương, diện tích trồng bông nước ta đang bị suy giảm nghiêm trọng, nguyên liệu bông sản xuất trong nước hiện chỉ đáp ứng được 2% so với nhu cầu của toàn ngành dệt may.

06/06/2012
Đưa Giống Bưởi Diễn Vào Trồng Trên Đất Vĩnh Phúc Đưa Giống Bưởi Diễn Vào Trồng Trên Đất Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho cây bưởi phát triển, trong đó huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường có lợi thế hơn cả, bởi nơi đây có quỹ đất lớn, chủ yếu là đất bãi, đất phù sa.

17/05/2012
Hơn 1 Ngàn Hécta Lúa Bị Ốc Bươu Vàng Ở Đồng Nai Hơn 1 Ngàn Hécta Lúa Bị Ốc Bươu Vàng Ở Đồng Nai

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai, hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 1 ngàn hécta lúa hè - thu bị nhiễm ốc bươu vàng, tăng hơn 500 hécta so với giữa tháng 5-2012. Diện tích lúa hè - thu bị nhiễm ốc bươu vàng tăng nhanh, đa số đang trong thời kỳ mạ, đẻ nhánh, là do thường xuyên có mưa lớn, ốc theo nguồn nước mưa lây lan ra các ruộng. Các huyện có diện tích lúa bị nhiễm ốc bươu vàng nhiều là: Xuân Lộc, Tân Phú và Trảng Bom.

06/06/2012
Trồng Đu Đủ Đài Loan Cho Thu Nhập Cao Trồng Đu Đủ Đài Loan Cho Thu Nhập Cao

Ba năm trở lại đây, phong trào trồng cây đu đủ giống Đài Loan rất phát triển tại thôn Đồng Danh, xã Đức Ninh (Hàm Yên). Trong thôn hiện có 20 hộ trồng, hộ trồng ít nhất 100 cây, hộ nhiều nhất 350 cây. Đây là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao so với các loại cây trồng khác như sắn, ngô… ở những chân đất cao, thoát nước tốt và có điều kiện bơm tưới

12/08/2011