Tổ Hợp Tác Nuôi Thỏ Thiện Nghiệp

Nắm bắt nhu cầu thị trường và phát triển mô hình chăn nuôi phù hợp với vùng khó khăn về nước như xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), Tổ hợp tác nuôi thỏ tại xã Thiện Nghiệp được thành lập vào tháng 7/2014.
“Năm 2012, tôi bắt đầu nuôi thỏ quy mô nhỏ ở gia đình. Vượt qua những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu, đến nay tôi nhận thấy đây là mô hình có nhiều ưu điểm như tận dụng được tối đa nguồn thức ăn sẵn có là các loại rau, cỏ dại tại địa phương, ít dịch bệnh, quay vòng vốn nhanh. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho chăn nuôi thỏ không quá tốn kém.
Chuồng trại trong chăn nuôi thỏ khá đơn giản, có thể tận dụng tre, gỗ… để làm. Thị trường thỏ giống, thỏ thương phẩm hiện nay khá lớn, “cung không đủ cầu” là một trong những ưu thế lớn của nghề nuôi thỏ.
Hiện nay giá thương phẩm ổn định 80.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư, 1 con thỏ thương phẩm cho lãi khoảng 40.000 đồng”, anh Hồ Quốc Bảo - thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp chia sẻ. Được biết, Tổ hợp tác nuôi thỏ xã Thiện Nghiệp có 10 thành viên tham gia, với mục đích là giao lưu, học hỏi kinh nghiệm cho bà con nông dân, cũng như phối hợp với nhau để cùng tìm đầu ra cho sản phẩm.
Để giúp dân, xã còn tổ chức các buổi tập huấn về kỹ thuật nuôi cũng như cách phòng trị bệnh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế. Được biết, hộ gia đình nuôi ít nhất là 20 con giống sinh sản, 60 - 80 con thương phẩm. Với hộ nuôi nhiều, thỏ sinh sản là 50 - 70 con và 200 con thương phẩm.
Anh Bảo cho biết thêm: “Thông thường nuôi khoảng 4 tháng xuất chuồng đạt từ 2,2 - 2,5 kg/con, nhưng hiện nay tôi giảm chi phí thức ăn, rút ngắn thời gian nuôi khoảng 3,5 tháng, vẫn đạt trọng lượng như trên, nhờ tăng cường 70% rau, cỏ xanh, 30% bắp, không cho ăn thức ăn công nghiệp vì giá thành quá cao”.
Theo anh Trần Minh Quân - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thiện Nghiệp, mỗi tháng tổ hợp tác cung cấp 100 con giống, với giá 120.000 đồng/kg cho các huyện Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân và khoảng 14 tạ thỏ thương phẩm. Đây là mô hình phù hợp với hộ gia đình, giải quyết công việc trong thời gian nhàn rỗi, góp phần tăng thu nhập. Trong thời gian tới, tổ sẽ cải tạo giống, mở rộng thị trường để giúp các thành viên trong tổ tăng đàn và tiếp tục nhân rộng mô hình.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/kinh-te/to-hop-tac-nuoi-tho-thien-nghiep.html
Có thể bạn quan tâm

Trong vụ đông xuân vừa qua, Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện Krông Nô đã đưa trồng khảo nghiệm thành công 7 giống lúa mới là AC5, TL6, LH12, HBO2, Nam Định 5, Thiên ưu 8, thảo dược Vĩnh Hòa (VH1), thu hút 35 hộ dân đã tham gia và đưa lại năng suất, chất lượng cao.

Với đàn heo khoảng 1,5 triệu con, đàn gà gần 14 triệu con, Đồng Nai được xem là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước. Từ năm 2008, tỉnh đã quy hoạch các vùng khuyến khích chăn nuôi tập trung để quản lý tốt vấn đề môi trường và kiểm soát về dịch bệnh.

Trước nguy cơ cạn kiệt nguồn tôm hùm giống, Trường Đại học Nha Trang đang triển khai đề tài: “Đánh giá tác động của nghề khai thác tôm hùm giống đến cảnh quan môi trường và nguồn lợi vịnh Nha Trang”.

Nhằm nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp và các đơn vị trong tỉnh có nhu cầu xây dựng chứng nhận quốc tế, ngày 1/6, Sở NN&PTNT Cà Mau phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan tổ chức khoá tập huấn xây dựng và thực hiện chứng nhận quốc tế nghề nuôi tôm tại Cà Mau cho các doanh nghiệp và các cán bộ đến từ các chi cục thuộc Sở NN&PTNT.

Trong tháng 5/2015, ngư dân huyện Thuận Nam vươn khơi đánh bắt xa bờ, ước sản lượng khai thác trong tháng đạt 1.220 tấn, tăng 2,4 lần so với tháng trước; nâng tổng sản lượng khai thác hải sản từ đầu năm đến nay lên 8.560 tấn.