Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tổ Hợp Tác Chăn Nuôi Gà Ở Thôn Tây Sơn

Tổ Hợp Tác Chăn Nuôi Gà Ở Thôn Tây Sơn
Ngày đăng: 10/05/2014

Để góp phần tăng thu nhập, gắn kết các hộ gia đình trong chăn nuôi, cuối năm 2011, được sự khuyến khích, vận động của chính quyền địa phương, thôn Tây Sơn, xã Long Sơn (Đắk Mil) đã thành lập Tổ hợp tác chăn nuôi gà, thu hút 10 hộ dân tham gia.

Phương thức hoạt động của đơn vị này là tổ đứng ra chọn mua con giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh có chất lượng cao để cung cấp cho các thành viên; đồng thời mời cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, các thành viên trong tổ đã có điều kiện để đầu tư phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập cho gia đình.

Đơn cử như gia đình bà Lương Thị Hoa, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, sau 3 năm tham gia tổ hợp tác đã xây dựng được chuồng trại, mua sắm các thiết bị chuyên dùng phục vụ chăn nuôi. Hiện tại mỗi lứa, bà nuôi từ 300 – 450 con gà giống, nên kinh tế gia đình ngày càng khá giả.

Bà Hoa chia sẻ: “Chăn nuôi gia cầm tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh, nhưng nhờ được tổ hướng dẫn cách phòng trừ đúng kỹ thuật, nên lứa nuôi nào gia đình cũng có thu nhập cao”.

Tương tự, hộ ông Nguyễn Văn Tạo, sau thời gian tham gia chăn nuôi và học hỏi kinh nghiệm, bây giờ ông rất thành thạo trong việc chăm sóc vật nuôi theo đúng kỹ thuật.

Ông Tạo cho biết: “Vào buổi tối, tôi thường vào chuồng quan sát gà, xem con nào có biểu hiện dịch bệnh để kịp thời cách ly và tiêm phòng. Việc tham gia tổ hợp tác đã giúp cho các thành viên rất nhiều trong việc tổ chức chăn nuôi một cách bài bản, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc vật nuôi hiệu quả, phòng trừ được bệnh tật, hạn chế tổn thất”. 

Theo ông Trần Xuân Kính, Tổ trưởng Tổ hợp tác chăn nuôi gà thôn Tây Sơn thì hầu hết các thành viên trong tổ hiện đã chủ động trong việc chăm sóc đàn vật nuôi một cách hiệu quả. Hiện nay, mỗi lứa nuôi, Tổ có khoảng 3.000 con gà.

Trên cơ sở tham gia tổ hợp tác, dựa vào điều kiện, khả năng vốn có, các thành viên cùng hỗ trợ, giúp nhau trong chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng tinh thần đoàn kết trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài nuôi gà, hiện tổ cũng đang tính đến chuyện mở rộng sang chăn nuôi thêm gia súc để nâng cao thu nhập cho các thành viên.


Có thể bạn quan tâm

Quy trình kỹ thuật trồng ngô vụ đông trên đất 2 lúa (Phần 2) Quy trình kỹ thuật trồng ngô vụ đông trên đất 2 lúa (Phần 2)

Với cây ngô vụ đông, cần chú ý phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại sau đây: sâu xám, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh sọc lá, bệnh lùn sọc đen...

15/09/2015
Quy trình kỹ thuật trồng ngô vụ đông trên đất 2 lúa (Phần 1) Quy trình kỹ thuật trồng ngô vụ đông trên đất 2 lúa (Phần 1)

Quy trình kỹ thuật này được áp dụng cho khu vực Trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ, trên chân đất sản xuất 2 vụ lúa.

15/09/2015
Nông dân lại tự phát trồng gừng Nông dân lại tự phát trồng gừng

Vài năm trở lại đây, do thấy lợi nhuận khá hấp dẫn nên không ít hộ dân ở nhiều nơi trong tỉnh Hậu Giang đã tự phát trồng gừng. Tuy nhiên, đây là loại cây trồng không dễ mang lại hiệu quả kinh tế cao như người dân đã nghĩ.

15/09/2015
Sẵn sàng cho vụ mía mới Sẵn sàng cho vụ mía mới

Công tác điều hành quá trình tiêu thụ sản phẩm cho người dân đã và đang được các ngành chuyên môn, doanh nghiệp.

15/09/2015
Rau vườn đứng giá, chợ lẻ vẫn tăng Rau vườn đứng giá, chợ lẻ vẫn tăng

Thời gian gần đây, thời tiết thường xuyên xuất hiện các đợt mưa to, kéo dài khiến nhiều khu vực trồng rau, màu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bị ảnh hưởng.

15/09/2015