Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tổ chức lại ngành hàng xoài

Tổ chức lại ngành hàng xoài
Ngày đăng: 22/09/2015

Người dân ở Đồng Tháp đang thu hoạch xoài

Tuy là sản phẩm có thế mạnh nhưng việc sản xuất và tiêu thụ mặt hàng này trong thời gian qua gặp không ít khó khăn. Chiều 21/9, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương xuống tận nhà vườn và gặp gỡ hàng trăm hộ trồng xoài ở TP Cao Lãnh tìm điểm nghẽn và đưa ra giải pháp tháo gỡ. 

Hiện toàn TP Cao Lãnh có trên 2.500 ha diện tích trồng cây ăn trái, trong đó diện tích xoài chiếm khoảng 2.300 ha.

Để hỗ trợ cho các hộ trồng xoài, địa phương đã triển khai thực hiện 2 mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên canh xoài, tổ chức lại sản xuất, vận động nhà vườn trồng rải vụ.

Đồng thời chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường kết nối các doanh nghiệp, chủ vựa với nhà vườn để định hướng sản xuất theo thị trường về tiêu chuẩn, số lượng, cách thức thu mua nhằm gỡ khó cho trái xoài. 

Tuy nhiên, theo các nhà vườn, khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là khâu liên kết tiêu thụ do nhiều người còn giữ thói quen “mua đứt, bán đoạn” cho thương lái, không truy xuất được nguồn gốc, rồi tình trạng thời tiết ảnh hưởng đến sản xuất dẫn đến khó xác định sản lượng liên kết


Có thể bạn quan tâm

Bình Thuận Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Theo Quy Trình VietGAP Bình Thuận Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Theo Quy Trình VietGAP

Từ thực trạng trên, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với các hộ dân thị xã La Gi thực hiện mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm tỷ lệ tôm chết do dịch bệnh, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, giải quyết các vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái và dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

05/12/2014
Nuôi Gà VietGap Nuôi Gà VietGap

Khó khăn lớn nhất để nhân rộng mô hình này là sản phẩm VietGAP vẫn được bán với mức giá “cào bằng” ngoài thị trường trong cảnh vàng thau lẫn lộn. Nhưng theo một số chủ trang trại chăn nuôi gà VietGAP, nếu tính toán tốt bài toán chi phí đầu vào thì người chăn nuôi vẫn đạt lợi nhuận khi bán sản phẩm sạch với giá rẻ.

19/07/2014
Mô Hình Thâm Canh Cá Rô Phi Thu Lãi Hơn 65 Triệu Đồng/ha Mô Hình Thâm Canh Cá Rô Phi Thu Lãi Hơn 65 Triệu Đồng/ha

Dự án được Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai từ tháng 5-2014 đến hết tháng 5-2015, tại các xã: Lương Phú, Kha Sơn, Tân Hòa và Bảo Lý với quy mô 1,5ha, bao gồm 11 hộ dân tham gia. Các hộ dân được hỗ trợ 60% giá giống, 30% giá thức ăn công nghiệp và tập huấn khoa học kỹ thuật về biện pháp thâm canh, vệ sinh phòng chống dịch bệnh cho cá.

05/12/2014
Tổ Hợp Tác Nuôi Thỏ Thiện Nghiệp Tổ Hợp Tác Nuôi Thỏ Thiện Nghiệp

“Năm 2012, tôi bắt đầu nuôi thỏ quy mô nhỏ ở gia đình. Vượt qua những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu, đến nay tôi nhận thấy đây là mô hình có nhiều ưu điểm như tận dụng được tối đa nguồn thức ăn sẵn có là các loại rau, cỏ dại tại địa phương, ít dịch bệnh, quay vòng vốn nhanh. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho chăn nuôi thỏ không quá tốn kém.

05/12/2014
Nông Dân Miền Trung Trồng Ớt Cay Hái Quả Đắng Nông Dân Miền Trung Trồng Ớt Cay Hái Quả Đắng

Vào tháng 1-2014, Báo SGGP đã có bài “Đừng để nông dân chịu cay”, phản ánh việc bà con nông dân ở tỉnh Nghệ An trồng ớt từ nguồn cung cấp giống của một người Trung Quốc. Một số địa phương vẫn âm thầm gieo trồng bất chấp những cảnh báo về dịch bệnh, đầu ra cho sản phẩm… Đến nay, ớt đã vào kỳ thu hoạch, nhưng không như lời hứa sẽ thu mua sản phẩm, thương lái Trung Quốc một đi không trở lại.

19/07/2014