Thiếu Điện Trầm Trọng Ở Vùng Nuôi Tôm Thẻ Trà Vinh

Hàng ngàn ha diện tích tôm thẻ chân trắng có nguy cơ thu hoạch sớm vì không đủ điện phục vụ.
Các trạm biến áp ở vùng nuôi tôm biển tỉnh Trà Vinh đang trong tình trạng quá tải, bị mất điện liên tục. Vụ tôm năm nay, Trà Vinh có kế hoạch thả nuôi 2,1 tỷ con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 4.240 ha, thế nhưng, trên thực tế diện tích nuôi tôm thẻ tăng gần gấp đôi.
Do vậy, dù nằm trong vùng quy hoạch nhưng nhiều nơi vẫn thiếu hụt điện trầm trọng. Riêng các khu vực ngoài quy hoạch các trạm biến áp chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt với công suất trung bình từ 15 đến 25 KVA nên tình trạng bị ngắt, mất điện càng trầm trọng hơn.
Trung bình mỗi 3.000 m mặt nước nuôi tôm thẻ chân trắng bố trí 4 mô tơ công suất 2 mã lực, vận hành liên tục từ 18 đến 20 giờ/ngày. Theo đó, mỗi khu vực nuôi tôm rộng từ 50 đến 70 ha mặt nước cần đến hàng chục bình hạ thế loại 15KVA, trong khi ngành điện đầu tư còn hạn chế.
Có thể bạn quan tâm

Gần bến cảng Phú Quốc - Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) có trại chăn nuôi Dương Âu, thuộc ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc. Vào khoảng năm 2006, ông Dương Âu đem về trại nuôi cá sấu của mình ở ấp Đá Chồng 6 con heo rừng cái và một con đực.

Ông Lê Thanh Triều, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện U Minh tỉnh Cà Mau cho biết nông dân vùng rừng tràm U Minh Hạ bao gồm ba huyện hệ sinh thái ngọt là U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình đã trúng đậm vụ cá đồng. Tổng sản lượng cả tỉnh ước đạt 30.000 tấn, tăng 7.000 tấn so với mùa vụ trước.

Đồng hành với việc chăn nuôi phát triển là dịch bệnh xuất hiện. Khoảng 1 thập niên qua, dịch bệnh trong chăn nuôi xuất hiện nhiều hơn, lan rộng và nhanh hơn, như cúm gia cầm, heo tai xanh, lở mồm long móng làm ngành chăn nuôi không ít lần lúng túng, người nuôi lao đao vì thiệt hại nặng nề.

Mặc dù mô hình nuôi ba ba còn khá mới đối với nông dân huyện Mỹ Xuyên, thế nhưng gia đình ông Thái Văn Quận, ở ấp Hòa Lời, xã Ngọc Đông đã tiên phong nuôi thử nghiệm mô hình này và hiệu quả rất cao, ước tính thu hoạch đợt này trên 200 triệu đồng.

Hiện sản phẩm từ sắn (khoai mì) và tinh bột khoai mì của Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn thế giới và đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường khó tính. Vì thế, nếu có chiến lược đúng đắn, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp này có thể đạt 2 tỉ đô la Mỹ.