Tổ chức hội thảo đầu bờ về mô hình sản xuất muối sạch

Năm 2015, theo chỉ đạo của UBND huyện, được Hội đồng khoa học huyện hỗ trợ kinh phí, Trạm Khuyến nông huyện đã thực hiện mô hình sản xuất muối sạch bằng phương pháp lót bạt tại thôn An Mỹ, xã Mỹ Cát với diện tích 1,8ha.
Qua hơn 7 tháng thực hiện, mô hình đạt kết quả khả quan.
Năng suất muối đạt 152,1 tấn/ha, tăng hơn 32,1 tấn/ha so với sản xuất theo phương pháp truyền thống.
Sản phẩm muối có chất lượng cao hơn, hạt muối trắng hơn, to hơn, độ tinh khiết cũng cao hơn; so với muối sản xuất theo phương pháp truyền thống giá bán cao hơn 500 đồng/1kg.
Bình quân mỗi hecta sản xuất muối sạch lãi cao hơn bình thường trên 68 triệu đồng.
Nhiều diêm dân dự hội thảo đầu bờ này mong muốn được hỗ trợ tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn để tham gia sản xuất muối sạch.
Có thể bạn quan tâm

“Nông nghiệp nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, đáp ứng yêu cầu trong nước, xuất khẩu với số lượng lớn...”.

Hiện nay, các loại vú sữa tím có trên thị trường thường chỉ có màu tím nhạt, vị ngọt thơm, ít hạt. Thế nhưng, một nông dân ở khu vực Bình Thường B (phường Long Tuyền, quận Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ) trồng được một loại vú sữa tím than có nhiều ưu điểm vượt trội hơn.

“Điểm yếu lớn nhất của lúa gạo Việt Nam là mạnh ai nấy sản xuất, thương lái sau đó thu gom lúa, gạo từ nhiều ruộng khác nhau bán lại cho doanh nghiệp (DN).

Ngày 12/11, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã ký quyết định ngừng nhập lúa mì từ Ucraina do bị nhiễm mọt thóc, là đối tượng kiểm dịch nguy hiểm. Quyết định này có hiệu lực sau 60 ngày, kể từ ngày ký.

Ngành thủy sản và gạo nếu được cơ cấu lại sản xuất theo chuỗi chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, có thương hiệu thì cơ hội tốt khi xuất khẩu.