Tình Hình Thu Mua Sữa Bò Đã Trở Lại Bình Thường

Ông Dương Đức Đại - Phó Chủ tịch UBND huyện Đơn Dương - khẳng định tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về tình hình sản xuất, chăn nuôi và tiêu thụ sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Cụ thể hơn, ông Đại nói: “Sau khi UBND huyện làm việc với đại diện công ty (Cty Cổ phần sữa Đà Lạt - Dalat Milk, nay là TH Milk - PV), Cty đã đồng ý thu mua tất cả lượng sữa mà nhân dân làm ra ngay trong chiều cùng ngày. Đến nay, tình hình tiêu thụ sữa khu vực này ổn định”.
Phó Chủ tịch Dương Đức Đại còn cho biết thêm: Từ 7 giờ đến 8 giờ 30 phút ngày 10/1, có khoảng 30 hộ dân tập trung trước cổng trạm thu mua sữa của Dalat Milk thuộc thôn Cầu Sắt, xã Tu Tra (huyện Đơn Dương) và đã có một số hộ đổ sữa bò ra đường. Nguyên nhân là do Dalat Milk ra thông báo hạn chế chỉ thu mua 16 lít sữa đối với 1 con bò trong một ngày.
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT, trung bình một con bò sữa ở Lâm Đồng cho 20 lít sữa/ngày. Hiện cả Đơn Dương có 8.848 con bò sữa, trong đó có khoảng 50% tổng đàn đã cho sữa với năng suất đạt 6 - 6,2 tấn sữa/con/chu kỳ.
Tại buổi làm việc với UBND huyện Đơn Dương và Sở NN-PTNT Lâm Đồng cách nay vài hôm, đại diện Dalat Milk cho biết: Khả năng thu mua của Cty chỉ khoảng 6.000kg mỗi ngày nhưng hiện lượng sữa của dân nhập nhiều nên Cty đã phải thu mua lên đến 9.000kg mỗi ngày.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Thuỷ sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang), 6 tháng đầu năm nay, sản lượng thuỷ sản toàn tỉnh ước đạt 14.250 tấn, tăng gần 1.350 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung An là một trong 11 xã nằm trong dự án Nông thôn mới của huyện Củ Chi (Tp. HCM). Do vậy, việc ưu tiên phát triển mọi mặt về kinh tế, cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội rất được quan tâm. Những năm gần đây, Trung An được biết đến như là một điểm du lịch sinh thái khá nổi tiếng của huyện với nhiều loại trái cây: ổi không hạt, mít Thái, măng cụt, chôm chôm…

Ông Trần Văn Vinh, nông dân có kinh nghiệm nuôi nghêu hàng chục năm, đồng thời có trại sản xuất nghêu giống "có tiếng" ở ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông cho biết, nghêu nuôi khu vực biển Tân Thành đã chết hàng loạt liên tục 5 năm qua, nhưng thiệt hại nghiêm trọng nhất là năm 2010, 2011 và đầu năm 2013. Đúc kết kinh nghiệm qua các năm nuôi nghêu của mình, ông Vinh nhận định, thực tế hiện nay vùng biển này chỉ còn nuôi nghêu thịt được khoảng 6 tháng, tức là bắt đầu thả nghêu giống từ tháng 5-6 dương lịch (lúc này mới bắt đầu có nghêu giống) và thu hoạch vào tháng 12 trong năm, chậm nhất là tháng 1 năm sau.

Cù lao Minh thuộc huyện Long Hồ (Vĩnh Long), nổi tiếng với bạt ngàn vườn cây ăn trái. Đặc biệt là 2 loại cây “chủ lực”: chôm chôm và nhãn. Sau này, có thêm cây chanh tàu cũng đã từng cho thu nhập khá cao.

Nông dân xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh, Hải Dương) bắt đầu thu hoạch thanh long ruột đỏ. Giá bán tại gốc 40 nghìn đồng/kg, cao gấp 2 lần so với thanh long ruột trắng.