Tình Hình Thu Mua Sữa Bò Đã Trở Lại Bình Thường

Ông Dương Đức Đại - Phó Chủ tịch UBND huyện Đơn Dương - khẳng định tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về tình hình sản xuất, chăn nuôi và tiêu thụ sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Cụ thể hơn, ông Đại nói: “Sau khi UBND huyện làm việc với đại diện công ty (Cty Cổ phần sữa Đà Lạt - Dalat Milk, nay là TH Milk - PV), Cty đã đồng ý thu mua tất cả lượng sữa mà nhân dân làm ra ngay trong chiều cùng ngày. Đến nay, tình hình tiêu thụ sữa khu vực này ổn định”.
Phó Chủ tịch Dương Đức Đại còn cho biết thêm: Từ 7 giờ đến 8 giờ 30 phút ngày 10/1, có khoảng 30 hộ dân tập trung trước cổng trạm thu mua sữa của Dalat Milk thuộc thôn Cầu Sắt, xã Tu Tra (huyện Đơn Dương) và đã có một số hộ đổ sữa bò ra đường. Nguyên nhân là do Dalat Milk ra thông báo hạn chế chỉ thu mua 16 lít sữa đối với 1 con bò trong một ngày.
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT, trung bình một con bò sữa ở Lâm Đồng cho 20 lít sữa/ngày. Hiện cả Đơn Dương có 8.848 con bò sữa, trong đó có khoảng 50% tổng đàn đã cho sữa với năng suất đạt 6 - 6,2 tấn sữa/con/chu kỳ.
Tại buổi làm việc với UBND huyện Đơn Dương và Sở NN-PTNT Lâm Đồng cách nay vài hôm, đại diện Dalat Milk cho biết: Khả năng thu mua của Cty chỉ khoảng 6.000kg mỗi ngày nhưng hiện lượng sữa của dân nhập nhiều nên Cty đã phải thu mua lên đến 9.000kg mỗi ngày.
Có thể bạn quan tâm

Khắc phục bệnh vàng lá thối rễ trên cây bưởi da xanh, ở xã Kế Thành, huyện Kế Sách bà con đã ghép cành bưởi da xanh với gốc bưởi “Tám quy” – một giống bưởi địa phương được trồng rất lâu năm ở đây và cho hiệu quả rất tốt, hạn chế được bệnh vàng lá thối rễ và năng suất chất lượng bưởi da xanh cũng không bị ảnh hưởng.

Theo ông Nguyễn Duy Phúc, Giám đốc Công ty TNHH Cao su Quảng Nam, nguyên nhân giá cao su rớt mạnh là do giá mủ cao su thế giới đang xuống nhanh.

Thực tế cây cao su được cảnh báo là khó tính, là loại cây “công chúa” khi đòi hỏi những điều kiện về tầng đất dày 60-70cm, độ dốc không quá 30%, độ cao không quá 600 mét.

Trên địa bàn Ngã Năm hiện có 17 cánh đồng mẫu với tổng diện tích trên 2.000 ha được đầu tư trạm bơm điện và đê bao khép kín, UBND thị xã cũng tìm doanh nghiệp bao tiêu và ngành nông nghiệp đã tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân. Bên cạnh đó, Ban quản lí các cánh đồng này cũng tổ chức họp bà con thông báo tình hình bơm nước, chọn giống, vệ sinh đồng ruộng.

Anh Nguyễn Văn Khang ở xã Đắk Búk So (Tuy Đức), một nông dân trồng khoai lang cho biết: “Tỉnh có nhiều vùng đất trồng được khoai lang, nhất là khoai lang Nhật Bản cho năng suất, chất lượng cao. Chỉ tính riêng ở xã Đắk Búk So, nhiều gia đình có từ 1-3 ha trồng khoai lang, có những hộ còn thuê đất, mua đất trồng tới hàng chục ha.