Tình Hình Sâu Đục Thân Gây Hại Cà Phê Diễn Biến Phức Tạp

Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết: Thời gian gần đây, tình hình sâu đục thân gây hại cà phê trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng, nhất là trên địa bàn TP Đà Lạt, đã tái phát và diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Tính đến cuối tháng 5/2014, tại các xã Xuân Trường, Trạm Hành và Tà Nung của TP Đà Lạt đã có 440ha cà phê bị sâu đục thân gây hại.
Qua kiểm tra của cơ quan chức năng, sâu đục thân mình trắng đang trong giai đoạn vũ hóa nên chỉ trong thời gian ngắn sắp tới sẽ có một lứa trưởng thành (thành con xén tóc) nên diện tích cà phê bị gây hại sẽ gia tăng.
Một trong những nguyên nhân khiến cho sâu đục thân gây hại mạnh trên cây cà phê ở địa bàn Đà Lạt là vườn cà phê thường không được trồng cây che bóng mát, hoặc những vườn cà phê có cây hồng che bóng nhưng đây là trong giai đoạn cây hồng rụng lá nên khả năng che bóng không cao đã tạo điều kiện cho sâu đục thân phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Vị Thủy có 2 đơn vị được tỉnh chọn làm xã điểm xây dựng nông thôn mới (NTM). Nhờ sự cố gắng của người dân và chính quyền địa phương, đầu năm 2014, xã Vị Thanh được công nhận là xã NTM.

Với Tuyên bố Kuala Lumpur, Cộng đồng ASEAN nói chung và cộng đồng Kinh tế ASEAN nói riêng sẽ chính thức hình thành vào ngày 31/12/2015 mở ra không ít cơ hội và thách thức.

Hiện nay, cánh đồng lớn với 600ha lúa thuộc xã nông thôn mới Vị Tân, thành phố Vị Thanh, vẫn chưa tìm được nguồn bao tiêu. Nguyên nhân chính lại xuất phát từ những con kênh dẫn vào nội đồng.

Xuất phát điểm từ điều kiện khó khăn, nhưng Đảng ủy, UBND xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, luôn nỗ lực hoàn thành từng tiêu chí nông thôn mới với phương châm “Làm đến đâu, chắc đến đó”.

AIFTA nằm trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN- Ấn Độ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang quốc gia này.