Tỉnh đoàn Quảng Ngãi tham gia tiêu thụ vải thiều

Cách đây hơn 1 tháng, dưa hấu Quảng Ngãi được các “hiệp sĩ” trên mọi miền đất nước “giải cứu”, hành động đẹp đó hiện đang tiếp sức cho đoàn viên thanh niên tỉnh Quảng Ngãi áp dụng vào việc tiêu thụ vải thiều.
Ngày 10/6, anh Đặng Minh Thảo, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ngãi cho biết, sau khi hai anh Đặng Như Quỳnh và Trần Hữu Như Anh (những người đã giúp Quảng Ngãi tiêu thụ hàng trăm tấn dưa hấu trước đây) gọi điện nhờ tiêu thụ vải thiều, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi đã đồng ý.
Theo đó, 2 tấn vải thiều đã được xe ô tô chở về đến TP. Quảng Ngãi vào tối ngày 8/6. Tối 9/6, toàn bộ 2 tấn vải thiều trên đã được Tỉnh đoàn bán hết, với giá 20.000đ/kg.
Hiện các đơn vị cấp dưới của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi là Huyện đoàn Đức Phổ, Bình Sơn và TP.Quảng Ngãi đã đăng ký tiếp tục bán vải thiều cho nông dân Bắc Giang, với tổng số lượng khoảng 5 tấn. Dự kiến vài ngày tới số vải này sẽ được đưa về Quảng Ngãi tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Với việc Bộ TNMT cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học (ATSH) cho ngô biến đổi gene, đại diện Hội đồng ATSH cho rằng, chỉ còn một thủ tục là đăng ký giống với Bộ NNPTNT để tiến hành khảo nghiệm kết hợp diện hẹp, diện rộng một vụ nữa là nông dân sẽ được trồng loại cây này.

Viện trưởng Viện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia cho biết, ông cũng tự mua một quả lê Trung Quốc để tại phòng làm việc tại Viện. Đến nay, đã 5 tháng mà quả lê này không bị hỏng và việc tìm nguyên nhân vì sao trái cây vẫn tươi mới là điều rất khó khăn.

Thông tin Nhà máy Đường Thới Bình thuộc Công ty cổ phần Mía đường Tây Nam (gọi tắt là NMĐ Thới Bình), tại ấp 1, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, Cà Mau) ngừng thu mua mía trong vụ mùa tới khiến hàng ngàn hộ dân trồng mía ở Cà Mau, Kiên Giang như đang ngồi trên lửa.

Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, hiện nay lúa trà sớm đã chín sữa, trà trung trỗ - chín sữa, trà muộn làm đòng - trỗ bông. Bọ rầy đang phát sinh gây hại với mật độ trung bình 200 - 300 con/m2, cao 700 - 1.000 con/m2, ổ cục bộ 2.000 - 3.000 con/m2.

Thông tư quy định rõ biện pháp xử lý đối với các mẫu thủy sản nuôi phát hiện dư lượng vượt giới hạn tối đa cho phép. Cụ thể, nếu phát hiện tại thời điểm chuẩn bị hoặc đang thu hoạch, cơ quan giám sát có văn bản tạm đình chỉ thu hoạch, xác định nguyên nhân và yêu cầu cơ sở thực hiện biện pháp khắc phục.