Tỉnh đoàn hỗ trợ nông dân Yên Lạc tiêu thụ 30 tấn chuối tiêu hồng

Những ngày qua, giá chuối tiêu hồng giảm mạnh nhưng nông dân vẫn không bán được bởi thương lái Trung Quốc ngừng thu mua, khiến nhiều nông hộ của xã Liên Châu và xã Tề Lỗ lao đao.
Ngay sau khi nắm bắt được thông tin trên, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức chương trình Hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ chuối.
Cán bộ, ĐVTN của Tỉnh đoàn đã trực tiếp xuống các vườn chuối ở Liên Châu, Tề Lỗ thu mua và vận chuyển miễn phí về các điểm, bán giúp bà con.
Giá thu mua tại vườn là 40 nghìn đồng/buồng sẽ được giữ nguyên khi bán ra. Tỉnh đoàn hỗ trợ tất cả chi phí phát sinh vận chuyển chuối tới người tiêu dùng.
Chương trình Hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ chuối của Tỉnh đoàn có ý nghĩa thiết thực, góp phần chung tay cùng các cấp, ngành của tỉnh giúp đỡ bà con nông dân trong lúc khó khăn.
Đồng thời, thể hiện tinh thần xung kích, sáng tạo của lực lượng ĐVTN vì cuộc sống cộng đồng, vì sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Chương trình sẽ tiếp tục được Tỉnh đoàn triển khai trong những ngày tới để có thêm nhiều nông dân được hỗ trợ, từng bước gỡ khó cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Trong vụ nuôi tôm biển năm 2014, tại xã An Đức (Ba Tri - Bến Tre), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cùng với doanh nghiệp tư nhân Tuấn Khanh đồng phối hợp thực hiện liên kết xây dựng vùng nuôi tôm biển an toàn dịch bệnh (ấp Giồng Xoài - An Đức), với quy mô 100ha, trong đó có 65ha mặt nước, gần 150 hộ tham gia.

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Tình trạng hạn hán kéo dài từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước ngọt; do nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối bị khô kiệt đã làm cho diện tích nuôi cá bị thu hẹp đáng kể và dịch bệnh cá bùng phát.

Cao su, cà phê đang lâm cảnh khó khăn về giá cả và thị trường, trong khi đó cây hồ tiêu lại đang được giá nên ở nhiều địa phương đang diễn ra tình trạng ồ ạt trồng tiêu tự phát.

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Sa Pa có 27 cơ sở nuôi cá nước lạnh (gồm cá tầm và cá hồi). Từ khoảng trung tuần tháng 5 đến đầu tháng 6 do thiếu nước nên ở nhiều ao nuôi ươm, cá giống chết hàng loạt. Trong đó, nhiều nhất là các cơ sở ươm cá hồi giống.

Thêm vào đó là những báo động về dịch bệnh đe dọa và phương thức nuôi lạc hậu, không có sự kiểm soát. Tuy rằng nhiều xã vùng sâu, xa, cao của tỉnh vẫn còn bảo tồn giống lợn bản địa nhưng việc nuôi chỉ mang tính tự cung, tự cấp. Vấn đề xây dựng và giữ thương hiệu vẫn chưa được quan tâm để phát triển sản xuất một cách bền vững, hiệu quả.