Tín hiệu phục hồi cho thị trường tôm sú

Khoảng 10 năm trước, các công ty Thái Lan bắt đầu giới thiệu sản phẩm tôm thẻ chân trắng giá thành thấp cho người nuôi tôm địa phương, và chúng nhanh chóng được nuôi với số lượng lớn, nhanh chóng lấn át ngành nuôi tôm sú với đặc trưng nuôi mật độ thấp.
Trên thị trường ngập tràn tôm thẻ chân trắng, trong khi tôm sú chỉ chiếm khoảng 5%.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi Hội chứng tử vong sớm (EMS) khối lượng tôm thẻ chân trắng giảm nhanh ở Thái Lan và nhiều nơi khác trong khu vực.
Điều này đã thúc đẩy tôm sú quay trở lại thị trường. Không giống như tôm thẻ chân trắng, tôm sú có lớp vỏ dầy và có thể được vận chuyển tươi sống giống như nhiều loài thủy hải sản cao cấp.
Nó đã góp phần giúp tôm sú hồi sinh tại Thái Lan trong 3 năm trở lại đây.
Sau một thời gian dài bị lép vế, giờ đây tôm sú đã quay trở lại thị trường.
Nhiều người nuôi tôm sú tại Thái Lan hy vọng có thể tìm kiếm đối tác là những nhà phân phối lớn hoặc các nhà hàng tại Trung Quốc.
Các khách hàng Trung Quốc ưa thích màu đỏ của tôm, đặc biệt là khi tôm có thể được vận chuyển tươi sống, không đông lạnh.
Thái Lan có thể sản xuất khoảng 10.000 tấn tôm sú/năm, song cần phải thận trọng trong việc tăng khối lượng tôm nuôi.
Vấn đề là họ cần tìm ra thị trường tiêu thụ. Nếu có thể tìm thêm các thị trường mới, người nuôi tôm sú Thái Lan sẽ có thể mở rộng quy mô và sản lượng nuôi. Thị trường tiêu thụ còn quá nhỏ khiến họ không muốn sản xuất nhiều hơn.
Có thể bạn quan tâm

Chính quyền và nhân dân xã Nhơn Hải (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận) đang tập trung nỗ lực chống hạn bảo đảm sản xuất, ổn định đời sống. Nông dân địa phương “chắt chiu” nguồn nước hồ Ông Kinh, hệ thống nước ngầm được tưới tiết kiệm phục vụ hiệu quả canh tác nông nghiệp và chăn nuôi gia súc.

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Gia Lai, thời gian qua vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai tại các huyện Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayun Pa đã xuất hiện bệnh trắng lá mía gây hại với diện tích bị nhiễm bệnh trên 500 ha. Tập trung nhiều nhất là 2 huyện Phú Thiện và Ia Pa.

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tính đến cuối tháng 5, nước ta đã xuất khẩu được khoảng 2,2 triệu tấn gạo, đạt gần 1 tỷ USD.

Những năm trước, khi mủ cao su có giá thì nhiều người đổ xô đi trồng cao su, bất kể diện tích vượt quá quy hoạch chung của tỉnh. Hiện nay, khi “vàng trắng” hết thời, rớt giá thì lại xảy ra cảnh không ít chủ vườn cao su rong cành, tỉa nhánh, thậm chí là chặt bỏ toàn bộ vườn cây một thời “làm nên cơ nghiệp” của mình. Thực trạng này đang diễn ra ở nhiều nơi trong tỉnh Tây Ninh.

Ông Nguyễn Bé Năm - Trưởng Trạm BVTV huyện Lai Vung cho biết: “Việc rụng trái non trên cây quýt do cây bị thiếu dinh dưỡng, thời tiết thay đổi bất thường và sâu bệnh”. Khi cây thiếu dinh dưỡng thì sẽ không đủ sức nuôi trái nên phải rụng bớt để dồn sức nuôi một số trái còn lại.