Tìm ra biện pháp phòng và điều trị tác nhân gây bệnh trên cá giống; trứng cá hồi, cá tầm

Bằng các phương pháp thu, vận chuyển và lưu giữ mẫu; phương pháp nghiên cứu tác nhân gây bệnh; phương pháp đề xuất các biện pháp phòng và trị bệnh, nhóm tác giả nghiên cứu đề tài đã tìm ra các tác nhân gây bệnh trên cá giống và trứng cá tầm, cá hồi tại Lâm Đồng; đồng thời, đưa ra các loại thuốc phòng và trị bệnh cho cá giống và trứng cá.
Cụ thể, tìm thấy 4 loài KST ở cá hồi giống, phát hiện 6 loài KST ở cá tầm Nga và 7 loài KST ở cá tầm Siberi; 6 loài vi khuẩn gây bệnh xuất huyết, lở loét, bệnh thối vây, mòn cụt đuôi, bệnh đen thân, bơi xoáy ở cá hồi giống, cá tầm Nga giống và cá tầm Siberi giống; phân lập được 2 loài nấm trên cá giống và trứng của cá hồi vân, cá tầm Nga và cá tầm Siberi thu.
Ngoài ra, nhóm đề tài còn phát hiện cá hồi vân, cá tầm Nga và cá tầm Siberi giống tại Lâm Đồng đã có một số dấu hiệu giống với bệnh vi rút VHSV và IHN như xuất huyết, đen thân, bơi zíc zắc. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các biện pháp phòng và điều trị bệnh như: sử dụng nước muối nồng độ 18% - 20% tắm cho cá hồi giống, sử dụng Ciprofloxacine nồng độ 3 - 5g trộn vào thức ăn cho cá hồi và cá tầm giống, sử dụng Oxy già nồng độ 500 - 700 tắm cho cá hồi giống, cá tầm giống và trứng cá tầm, trứng cá hồi.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã giúp tìm ra biện pháp phòng và trị bệnh cho cá giống và trứng cá hồi, cá tầm tại Lâm Đồng một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lượng và chất của giống các loài cá tầm, cá hồi, góp phần tăng hiệu quả kinh tế của nghề nuôi các đối tượng này ở Lâm Đồng; đồng thời, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi cá tầm, cá hồi trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bình Định, cho biết: Từ đầu năm đến nay, giá tôm hùm giống và tôm hùm thương phẩm giảm mạnh làm cho người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn

Năm 1975, trong đoàn quân rời thủ đô vào chiến trường Tây Nguyên có cô quân y Nguyễn Thị Vân vừa tròn 19 tuổi. Chị về quê lập gia đình. Chị bàn với chồng, chọn cách đi lên từ nông nghiệp.

Trong những năm qua, xã Hà Vị (Bạch Thông - Bắc Kạn) đã đẩy mạnh việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để nông dân tiếp thu, áp dụng vào sản xuất và đời sống. Theo đó năm 2011 - 2012, Trung tâm giống Cây trồng - Vật nuôi tỉnh đã xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm cá – lúa nhằm giúp người dân địa phương thâm canh tăng vụ.

Xuất khẩu cá tra liên tục tăng lên trong những năm qua, và năm nay hoàn toàn có thể đạt mốc 2 tỷ USD. Nhưng người nuôi cá tra trong 5 năm qua lại thường ở trong tình trạng lỗ nhiều hơn lãi.

Năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Định đã triển khai mô hình nuôi cá điêu hồng trong lồng trên hồ chứa Bình Định, với quy mô 90 m3 lồng và 2 hộ tham gia. Mô hình được hỗ trợ 100% chi phí cá giống và 50% thức ăn. Kích cỡ cá giống ban đầu là 25 g/con, mật độ thả 80 con/m3