Tìm giải pháp tháo gỡ cho ngành hàng xoài ở huyện Cao Lãnh Đồng Tháp
Ông Phan Quốc Nam - Giám đốc Kinh doanh Công ty TNHH Long Uyên chia sẻ một số kinh nghiệm về thị trường
Hiện trên địa bàn huyện Cao Lãnh có trên 3.600ha trồng xoài, sản lượng đạt trên 36.000 tấn/năm, chiếm trên 40% diện tích và trên 42% sản lượng xoài toàn tỉnh.
Đặc biệt, có trên 80% nhà vườn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: tỉa cành, tạo tán, xử lý ra hoa, bao trái. Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho thị trường TP.HCM và Hà Nội, một ít được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản và NewZealand.
Tại buổi làm việc, nhà vườn được nghe các công ty, DN chia sẻ một số thông tin quan trọng về tình hình xuất khẩu xoài Việt Nam, thực trạng, thách thức và một số giải pháp cần quan tâm trong thời gian tới.
Theo thông tin từ các DN, thị trường xoài hiện nay rất đa dạng, tuy nhiên tùy vào thị trường sẽ có các yêu cầu về kỹ thuật phù hợp.
Nhưng vấn đề mấu chốt được DN nhấn mạnh là sự cần thiết của việc phải sản xuất theo quy trình an toàn theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp.
Dịp này, nhiều nhà vườn trao đổi với nhà vựa và doanh nghiệp về việc liên kết tiêu thụ. Phần lớn nhà vườn tỏ ra băn khoăn khi thị trường một số nước “mở cửa” đối với sản phẩm xoài của Việt Nam nhưng để đáp ứng được yêu cầu từ các nhà nhập khẩu thì nông dân vẫn còn khá “tù mù” về thông tin của đối tác.
Nhằm tháo gỡ những thắc mắc cho nông dân, một số chuyên gia đầu ngành, DN cũng đề xuất những phương án tháo gỡ khó khăn.
Trong đó, bước đầu DN sẽ là cầu nối, chia sẻ với nông dân về các thông tin, yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Ngành nông nghiệp sẽ liên kết, hỗ trợ DN trong việc xây dựng vùng nguyên liệu theo đặt hàng từ DN...
Có thể bạn quan tâm

Thông qua mô hình này, trung tâm sản xuất 80.000 cây keo lai hom, trong đó dòng BV10: 30.000 cây, BV16: 20.000 cây, BV32: 30.000 cây. Số lượng cây này phân bổ cho các huyện Phú Hòa, Tuy An, Đông Hòa và TP Tuy Hòa để cấp phát cho dân bố trí trồng phân tán.

Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp vùng núi phía Bắc (Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên) được thành lập tháng 8-2008, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực lâm nghiệp, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội vùng núi phía Bắc Việt Nam.

Kế hoạch niên vụ 2013-2014, toàn huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) trồng 636 ha, năng suất 59 tấn/ha; sản lượng 37.854 tấn. Theo báo cáo của Nhà máy Đường Phổ Phong, vùng nguyên liệu mía huyện Bình Sơn với diện tích quy hoạch 1.766 ha. Diện tích mía đứng hàng năm từ 700- 720 ha.

đó, đậu phộng được xem là loại cây có hiệu quả kinh tế cao và thích nghi tốt với điều kiện canh tác nông nghiệp tại huyện miền núi này.

Huyện Định Quán có trên 4.700 hécta xoài, tập trung ở các xã: La Ngà, Phú Ngọc, Thanh Sơn... Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường, những năm gần đây nhiều nhà vườn ở Định Quán đã chủ động áp dụng kỹ thuật xử lý xoài cho trái nghịch vụ.