Tìm giải pháp tháo gỡ cho ngành hàng xoài ở huyện Cao Lãnh Đồng Tháp
Ông Phan Quốc Nam - Giám đốc Kinh doanh Công ty TNHH Long Uyên chia sẻ một số kinh nghiệm về thị trường
Hiện trên địa bàn huyện Cao Lãnh có trên 3.600ha trồng xoài, sản lượng đạt trên 36.000 tấn/năm, chiếm trên 40% diện tích và trên 42% sản lượng xoài toàn tỉnh.
Đặc biệt, có trên 80% nhà vườn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: tỉa cành, tạo tán, xử lý ra hoa, bao trái. Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho thị trường TP.HCM và Hà Nội, một ít được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản và NewZealand.
Tại buổi làm việc, nhà vườn được nghe các công ty, DN chia sẻ một số thông tin quan trọng về tình hình xuất khẩu xoài Việt Nam, thực trạng, thách thức và một số giải pháp cần quan tâm trong thời gian tới.
Theo thông tin từ các DN, thị trường xoài hiện nay rất đa dạng, tuy nhiên tùy vào thị trường sẽ có các yêu cầu về kỹ thuật phù hợp.
Nhưng vấn đề mấu chốt được DN nhấn mạnh là sự cần thiết của việc phải sản xuất theo quy trình an toàn theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp.
Dịp này, nhiều nhà vườn trao đổi với nhà vựa và doanh nghiệp về việc liên kết tiêu thụ. Phần lớn nhà vườn tỏ ra băn khoăn khi thị trường một số nước “mở cửa” đối với sản phẩm xoài của Việt Nam nhưng để đáp ứng được yêu cầu từ các nhà nhập khẩu thì nông dân vẫn còn khá “tù mù” về thông tin của đối tác.
Nhằm tháo gỡ những thắc mắc cho nông dân, một số chuyên gia đầu ngành, DN cũng đề xuất những phương án tháo gỡ khó khăn.
Trong đó, bước đầu DN sẽ là cầu nối, chia sẻ với nông dân về các thông tin, yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Ngành nông nghiệp sẽ liên kết, hỗ trợ DN trong việc xây dựng vùng nguyên liệu theo đặt hàng từ DN...
Có thể bạn quan tâm

Mưa lớn trên diện rộng kết hợp với nước lũ từ thượng nguồn đổ về trong những ngày qua không chỉ khiến tỷ lệ hao hụt trong thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng cao, mà còn làm chi phí sản xuất bị đội lên khá nhiều.

Hiện nay, Hưng Nguyên có tổng đàn bò trên 16.320 con, trong đó có 58,9% con bò lai sind được chăn nuôi trên địa bàn 23 xã, thị trấn. Bò lai sind sau nhiều năm triển khai và mở rộng địa bàn chăn nuôi đã và đang đưa lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân.

Anh Lê Văn Lục, ở khu phố 8, phường Tân An có diện tích mì 3 ha trồng ở bờ Nam sông Dinh cho biết: Do đất đai quá bạc màu, việc đầu tư trồng mì của nông dân mấy năm gần đây chi phí rất cao, 1 ha mì chi phí tiền công, giống, cày đất, thuốc diệt cỏ, thuốc sâu và nhất là phân bón cũng phải đến 30 triệu đồng.

Hiện nay, Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ tỉnh Thái Nguyên đang triển khai Dự án Xây dựng mô hình trồng Giảo cổ lam tại huyện Võ Nhai. Kinh phí hỗ trợ để thực hiện Dự án là trên 190 triệu đồng, được cấp từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh. Dự án sẽ kết thúc vào tháng 7-2016.

Ngày 11-8-2014 vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã chính thức cho phép sử dụng bốn giống bắp biến đổi gen (BĐG) làm thức ăn cho người và cho động vật tại Việt Nam nhưng việc cho trồng hay không là quyết định cuối cùng của Bộ Tài nguyên và Môi trường.