Tìm Giải Pháp Quản Lý Dinh Dưỡng Cây Trồng

Ngày 01/72011, tại Cần Thơ, Hội Làm vườn Việt Nam phối hợp với Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang tổ chức hội thảo về quản lý dinh dưỡng trên cây trồng.
Tham gia hội nghị có ông PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, TS.Võ Mai, Phó chủ tịch Trung ương HLV Việt Nam, ông Nguyễn Đình Lê, Phó giám đốc Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang và đại diện sở nông nghiêp và PTNT các tỉnh ĐBSCL cùng đại diện bà con nông dân các tỉnh lân cận.
Với lợi thế về đất đai, khí hậu, ĐBSCL là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất nước ta. Tuy nhiên, trong những năm qua, do kiến thức còn hạn chế nên hầu hết bà con nông dân sử dụng dinh dưởng cho cây trồng chưa hợp lý nên dẫn đến năng suất chất lượng cây trồng chưa cao. Chính vì vậy, qua hội thảo, các nhà khoa học sẽ cung cấp, hướng dẫn cho bà con nông dân sử dụng phân bón, quản lý tốt chất dinh dưỡng trên cây trồng để tạo năng suất và chất lượng sản phẩm.
Theo TS.Võ Mai: “Hội thảo sẽ là cơ hội lớn để bà con nông dân gặp gỡ với các nhà khoa học. Hy vọng thông qua hội thảo lần này bà con nông dân sẽ tiếp thu được cách sử dụng phân bón, chất dinh dưởng để năng suất cây trồng ngày một tăng cao, để ĐBSCL xứng đáng là vựa lúa, vựa trái cây của cả nước. Tôi đánh giá cao những nỗ lực, sự tâm huyết của các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu để đưa đến cho bà con nông dân những kiến thức khoa học có tính ứng dụng cao đối với cây trồng”.
Có thể bạn quan tâm

Với diễn biến của thị trường phân bón hiện nay, các nhà sản xuất phân bón nội địa tại Việt Nam đang có lợi thế, nhất là nhà máy sản xuất Urê và DAP.

Hơn nửa tháng nay, một số bà con trồng lúa ở TX. Gò Công và huyện Gò Công Tây phải gánh chịu thiệt hại vì hiện tượng lúa bị khô bông.

Các nhà máy sản xuất phân bón trong nước tạm ngưng hoạt động để thực hiện bảo dưỡng định kỳ hai năm/lần đã khiến việc nhập khẩu phân bón, nhất là mặt hàng phân đạm (Urê) trong những tháng đầu năm nay tăng khá mạnh.

Việc sử dụng chất cấm salbutamol nhằm tăng trọng, tạo nạc trong chăn nuôi đang ở mức báo động. Nếu không chặn đứng hiện tượng này, sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sẽ khó xuất khẩu và bị người tiêu dùng trong nước quay lưng.

Hồ tiêu Cư Kuin đã được khẳng định trên thị trường trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, để quảng bá thương hiệu mặt hàng nông sản này huyện Cư Kuin (tỉnh Đăk Lăk) đang tiến hành xây dựng nhãn hiệu chứng nhận "Hồ tiêu Cư Kuin". Dù phía trước vẫn còn một chặng đường dài phấn đấu, nhưng việc mạnh dạn xây dựng thương hiệu cũng đã mở ra nhiều tín hiệu khả quan cho hàng nông sản địa phương.