Tìm giải pháp phát triển nghề nuôi ong lấy mật

Bà Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho rằng, mấy năm gần đây nghề nuôi ong lấy mật đã xuất hiện tại Quảng Nam nhưng phát triển ở mức độ khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Theo thống kê mới nhất, toàn tỉnh hiện có hơn 100 nghìn đàn ong với gần 300 hộ tham gia nuôi, tập trung chủ yếu tại các huyện Núi Thành, Phú Ninh, Tiên Phước, Hiệp Đức, Quế Sơn, Bắc Trà My. Nhiều đại biểu cho rằng, để nghề nuôi ong lấy mật ở Quảng Nam nói riêng và những địa phương khác nói chung có cơ hội phát triển, cơ quan quản lý nhà nước các cấp phải tập trung thực hiện bài bản khâu quy hoạch, xác định rõ địa điểm nuôi.
Bên cạnh đó, sớm đưa ra khuyến cáo trong việc lựa chọn phương thức, quy mô và cách quản lý đàn ong phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng. Các doanh nghiệp nuôi ong mật chuyên nghiệp cần tích cực tham gia công tác đào tạo nghề để chuyển giao rộng rãi những kỹ thuật nuôi ong cơ bản cho nông dân và đẩy mạnh việc liên kết sản xuất theo hướng “đôi bên cùng có lợi”. Một số ý kiến cũng đề nghị các cơ quan có trách nhiệm cần tăng cường công tác quản lý nhà nước và đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế các tác động bất lợi do ong nuôi gây ra đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh…
Có thể bạn quan tâm

Nhiều nhà vườn trồng xoài cát Hòa Lộc nghịch mùa ở vùng Bảy Núi (An Giang) cho biết, hiện tại, thương lái thu mua xoài cát Hòa Lộc giá 20.000 đồng/kg, giảm khoảng 15.000 đồng so với vụ trước nên không có lời.

“Không ai xoá nghèo thay được cho ND, nhưng muốn ND tự vươn lên thì ngoài việc tăng cường đầu tư, hỗ trợ, phải giúp họ thay đổi nếp nghĩ, cách làm lạc hậu bao đời qua”- Chủ tịch Hội ND tỉnh Điện Biên, anh Sùng Chứ Thếnh nói.

Một nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard) mới đây cho thấy, có tới hơn 50% số hộ gia đình nông thôn (HGĐNT) chịu các “cú sốc” về thu nhập với nhiều mức độ khác nhau.

20 năm là khoảng thời gian đủ dài để thay đổi cuộc đời con người. Tuy nhiên, ngần ấy thời gian vẫn chưa đủ để làm thay đổi cuộc sống của người dân dưới tán rừng tràm U Minh Hạ. Nhiều hộ có trách nhiệm rất cao trong công tác bảo vệ rừng, nhưng cuộc sống của họ vẫn còn khó khăn nhiều bề.

Giá trị sản xuất thủy sản 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt trên 83.000 tỷ đồng, tăng 2,53% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị nuôi trồng thủy sản ước đạt trên 45.000 tỷ đồng, khai thác đạt trên 38.000 tỷ đồng.