Tìm giải pháp phát triển nghề nuôi ong lấy mật

Bà Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho rằng, mấy năm gần đây nghề nuôi ong lấy mật đã xuất hiện tại Quảng Nam nhưng phát triển ở mức độ khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Theo thống kê mới nhất, toàn tỉnh hiện có hơn 100 nghìn đàn ong với gần 300 hộ tham gia nuôi, tập trung chủ yếu tại các huyện Núi Thành, Phú Ninh, Tiên Phước, Hiệp Đức, Quế Sơn, Bắc Trà My. Nhiều đại biểu cho rằng, để nghề nuôi ong lấy mật ở Quảng Nam nói riêng và những địa phương khác nói chung có cơ hội phát triển, cơ quan quản lý nhà nước các cấp phải tập trung thực hiện bài bản khâu quy hoạch, xác định rõ địa điểm nuôi.
Bên cạnh đó, sớm đưa ra khuyến cáo trong việc lựa chọn phương thức, quy mô và cách quản lý đàn ong phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng. Các doanh nghiệp nuôi ong mật chuyên nghiệp cần tích cực tham gia công tác đào tạo nghề để chuyển giao rộng rãi những kỹ thuật nuôi ong cơ bản cho nông dân và đẩy mạnh việc liên kết sản xuất theo hướng “đôi bên cùng có lợi”. Một số ý kiến cũng đề nghị các cơ quan có trách nhiệm cần tăng cường công tác quản lý nhà nước và đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế các tác động bất lợi do ong nuôi gây ra đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh…
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi cá nước chảy có ở hầu khắp các xã huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, mỗi xã lác đác có khoảng chục hộ nuôi. Ở xã Tình Húc nghề nuôi cá nước chảy phát triển quy mô hơn bởi ở đây có nhiều đồi sườn dốc thoai thoải, có khe nước chảy qua thích hợp với nghề nuôi cá nước chảy.

Những ngày gần đây, khi nhiều vùng dưa hấu trong tỉnh Hải Dương đang chuẩn bị được thu hoạch thì gặp mưa lớn liên tiếp, thiệt hại cả về năng suất, chất lượng và giá bán.

Mặc dù đạt được nhiều thành quả trong thời gian qua nhưng nuôi tôm thẻ chân trắng vẫn tiềm ẩn rủi ro. Tại hội nghị “Nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2007 - 2012 và những định hướng trong thời gian đến” được Sở NN&PTNT Quảng Nam tổ chức vừa qua đã đề ra nhiều giải pháp phát triển trong thời gian tới, đặc biệt là với đối tượng nuôi chủ lực - tôm thẻ chân trắng.

Vào nhà ông Trần Văn Lèo (60 tuổi), khóm 2, thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) chỗ nào cũng tủ lớn nhiều hộc. Thoạt đầu, không hiểu tại sao gia đình ông lại sử dụng nhiều tủ, dạng tủ lưu giữ hồ sơ ở các cơ quan, như vậy? Nhưng có ngờ đâu, mỗi hộc tủ là “khung trời” sinh sống của một con rắn hổ hèo.

Với nguồn vốn Khuyến nông Quốc gia, Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã đầu tư thực hiện mô hình nuôi vịt thịt theo hướng an toàn sinh học, với quy mô 2.500 con vịt siêu thịt, có 5 hộ dân tham gia, tập trung ở các xã: Mỹ Long, Mỹ Hội, Tân Hội Trung và Tân Nghĩa.