Tìm giải pháp phát triển nghề nuôi ong lấy mật

Bà Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho rằng, mấy năm gần đây nghề nuôi ong lấy mật đã xuất hiện tại Quảng Nam nhưng phát triển ở mức độ khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Theo thống kê mới nhất, toàn tỉnh hiện có hơn 100 nghìn đàn ong với gần 300 hộ tham gia nuôi, tập trung chủ yếu tại các huyện Núi Thành, Phú Ninh, Tiên Phước, Hiệp Đức, Quế Sơn, Bắc Trà My. Nhiều đại biểu cho rằng, để nghề nuôi ong lấy mật ở Quảng Nam nói riêng và những địa phương khác nói chung có cơ hội phát triển, cơ quan quản lý nhà nước các cấp phải tập trung thực hiện bài bản khâu quy hoạch, xác định rõ địa điểm nuôi.
Bên cạnh đó, sớm đưa ra khuyến cáo trong việc lựa chọn phương thức, quy mô và cách quản lý đàn ong phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng. Các doanh nghiệp nuôi ong mật chuyên nghiệp cần tích cực tham gia công tác đào tạo nghề để chuyển giao rộng rãi những kỹ thuật nuôi ong cơ bản cho nông dân và đẩy mạnh việc liên kết sản xuất theo hướng “đôi bên cùng có lợi”. Một số ý kiến cũng đề nghị các cơ quan có trách nhiệm cần tăng cường công tác quản lý nhà nước và đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế các tác động bất lợi do ong nuôi gây ra đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh…
Có thể bạn quan tâm

Từng là cán bộ của một hợp tác xã nông nghiệp, ông Tín đã quen dần với những kỹ thuật mới về nuôi gà. Khi đã về hưu, ông tiếp tục phát triển nghề chăn nuôi này. Ông nói: “Thấy diện tích đất cát bỏ hoang hóa nhiều quá, bỏ thì phí nhưng làm mùa thì không đạt hiệu quả.

Một số mặt hàng thông thường đang được TQ nhập với số lượng lớn: Chanh quả tươi 1.343 tấn, rau su su 270 tấn, xoài Nam bộ 950 tấn. Ngoài ra các loại rau, quả XK: Bưởi, dừa, sầu riêng, mướp đắng... từ 50-100 tấn.

Thế nhưng, ở đấy có những con người không quản ngại gian khó, lặng lẽ làm kinh tế, biến vùng đất ấy “sinh” ra quả ngọt để làm giàu. Tiêu biểu là gia đình anh Nguyễn Hữu Chánh, thôn Tình Phú Tây, xã Hành Minh.

Xã Tỏa Tình là nơi sinh sống của cộng đồng người Mông huyện Tuần Giáo. Khi đặt chân lên vùng đất này, hình ảnh đầu tiên trong mắt chúng tôi là những nương ngô, nương lúa xen lẫn với những vườn cà phê, sa nhân, táo mèo... cho thấy sự trù phú, no đủ của bà con người Mông nơi đây.

Cùng với Trà Bồng, huyện Tây Trà cũng được biết đến là vùng đất của cây quế. Song, tại mảnh đất này, còn có một loại cây trồng khác cũng đã gắn bó lâu đời với đồng bào Cor. Đó là cây chè xanh ở vùng núi cao phía bắc đỉnh núi Cà Đam. Đây là ngọn núi cao nhất Quảng Ngãi, thuộc thôn Trà Vân, xã Trà Nham.