Tìm Giải Pháp Cho Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Ở TP Cao Lãnh (Đồng Tháp)

Trạm Khuyến nông TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) vừa tổ chức hội thảo về kết quả sản xuất nấm bào ngư. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 11/2012 đến tháng 3/2013 tại xã Hòa An và Tịnh Thới.
Có 4 hộ tham gia sản xuất 8.000 túi phôi, Trạm Khuyến nông thành phố hỗ trợ 50% tiền mua phôi nấm. Đến thời điểm này, mỗi hộ thu hoạch trên 300 kg, bán tại chợ giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg. Sau khi tham quan các mô hình và nghe báo cáo về quy trình sản xuất của hộ bà Võ Thị Kim Phương ấp Hòa Hưng, xã Hòa An, các ý kiến tại hội thảo cho rằng trên diện tích nhỏ khoảng 24 m2 nhưng lợi nhuận thu được từ nấm bào ngư đạt khá cao.
Tuy nhiên, sản xuất nấm bào ngư đòi hỏi đảm bảo ẩm độ cho nhà nấm nếu không năng suất sẽ không cao, do vậy cần hỗ trợ thiết bị đo độ ẩm. Bên cạnh đó, hiện thị trường tiêu thụ không ổn định do có nấm từ địa phương khác chuyển đến, người trồng nấm gặp khó khăn.
Các nông dân đề nghị để phát triển mô hình sản xuất nấm bào ngư theo hướng nông nghiệp đô thị, chính quyền địa phương cần củng cố và thành lập tổ trồng nấm, hàng tháng rút kinh nghiệm, lên kế hoạch sản xuất cụ thể và tìm đầu ra ổn định thông qua việc tìm đối tác ký hợp đồng dài hạn.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng xoài Đài Loan của nông dân xã Mỹ Hiệp (Chợ Mới - An Giang) mang lại nguồn thu nhập khá cao. Là một trong những hộ có nhiều năm kinh nghiệm trong việc trồng xoài Đài Loan, chị Nguyễn Ngọc Huyền khoe: “Cứ một héc- ta trồng xoài Đài Loan thu lãi gần 20 triệu đồng”.

Từ nhiều năm trở lại đây, vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông, Gia Lai) đã trở thành “miền đất hứa” của cánh nhà nông trồng dưa hấu. Có năm lãi lớn, không ít hộ kiếm được cả trăm triệu đồng trong vòng vài tháng. Thế nhưng 2 năm trở lại đây, giá dưa liên tục thấp đã khiến người dân lỗ nặng.

Anh Phạm Thanh Hợp, cán bộ khuyến nông xã Phong Niên (Bảo Thắng - Lào Cai) chỉ cho chúng tôi những cây nhãn ghép gần một năm trước đây đang vươn những cành mới khỏe mạnh. Anh hồ hởi: “Đợt ghép nhãn thứ 2 trên địa bàn xã vừa hoàn thành với hơn 1.000 cây, người dân đã hiểu và tin tưởng hơn vào khoa học, kỹ thuật tân tiến để phục hóa vườn tạp”.

Năm 2013, diện tích cây ăn trái toàn huyện là 5.300ha, sản lượng cả năm đạt trên 80.000 tấn. Chiếm diện tích lớn vẫn là các sản phẩm chủ lực như: xoài, chanh, nhãn...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau (CASEP), đến ngày 14/11, giá tôm sú loại 20 con/kg trên địa bàn tỉnh này đã ở mức 290.000 đ/kg (tăng 10.000 đ/kg so với tuần trước đó), loại 30 con/kg là 230.000 đ/kg (tăng 5.000 đ/kg), loại 40 con/kg là 205.000 đ/kg (tăng 10.000 đ/kg).