Tìm Giải Pháp Cho Cây Mía Phát Triển Bền Vững

Theo các chuyên gia ngành mía đường, tuy diện tích trồng mía mỗi năm một tăng, năng suất, chất lượng cây mía Việt Nam có được cải tiến nhưng còn chậm, dẫn đến năng lực cạnh tranh của ngành mía đường không cao.
Hiện nay, năng suất mía đường bình quân của nước ta đạt từ 5,5 đến 5,8 tấn/ha, bằng 1/2 so với năng suất mía đường bình quân của thế giới. Bên cạnh đó, khâu tổ chức thu hoạch, vận chuyển chưa tốt, mía thu hoạch sau nhiều ngày mới được đưa về nhà máy nên tổn thất sau thu hoạch lớn.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, trong vài năm tới, tình hình dư thừa đường trên thế giới còn khá lớn, hiện tại thừa cung khoảng 10 triệu tấn.
Trong nước hiện còn 1,53 triệu tấn đường, trong khi nhu cầu tiêu dùng trong năm 2013 khoảng 1,3 đến 1,4 triệu tấn, chưa kể lượng đường nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO. Ngoài chất lượng, năng suất thấp, thì chi phí đầu tư sản xuất mía, chế biến đường của Việt Nam còn khá cao.
Với những bất cập trên, đòi hỏi ngành chức năng, ngành mía đường và người trồng mía cần đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất, quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất tập trung; đầu tư các trang thiết bị công nghệ cao vào chế biến, hạn chế thấp giá thành đầu tư, giá thành sản phẩm…
Cùng với đó, từng ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm soát đường lậu, các cơ sở, doanh nghiệp làm ăn bất chính, bảo vệ người sản xuất, kinh doanh mía đường phát triển ổn định.
Người trồng mía cần áp dụng đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng, trong đó chú ý về giống, vùng nguyên liệu; các nhà máy phối hợp nhịp nhàng trong khâu thu hoạch, thu mua, chế biến; tiếp tục nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với thị trường, tận dụng các phế phụ phẩm của sản xuất đường để sản xuất phân vi sinh, cồn, điện… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
Niên vụ mía 2012 - 2013, cả nước trồng hơn 298.000 ha mía, tăng hơn 15.000 so với vụ trước, năng suất bình quân đạt 63,9 tấn/ha, tăng 2,2 tấn/ha; tổng sản lượng mía thu được 19,04 triệu tấn, tăng 1,5 triệu tấn so với cùng kỳ; sản xuất được 1,53 tấn đường, góp phần nộp ngân sách trên dưới 1.000 tỷ đồng.
Niên vụ mía 2013 - 2014 nông dân đã xuống giống khoảng 306.000 ha, tăng khoảng 8.000 ha so với cùng kỳ, phần lớn diện tích mía được các nhà máy ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, với giá tương đương so với vụ trước. Dự kiến, sẽ cho thu hoạch vào cuối năm 2014, với sản lượng ước đạt khoảng 19,6 triệu tấn.
Có thể bạn quan tâm

“Không còn cách nào khác nên chúng tôi phải hành động, trước hết là để sống sót, sau nữa là vực dậy ngành chăn nuôi trong nước. Cả đời gắn bó với con gà, cái máng… giờ gần như phải phá sản, chúng tôi đâu biết làm gì hơn!”.

Diện tích lúa bị bệnh khô vằn ở các tỉnh phía Bắc đang tăng lên đáng kể, tăng 38.000ha so với tuần trước. Nhiều khả năng, dịch bệnh này sẽ lây lan mạnh hơn trong những ngày tới, khi mưa lớn quay trở lại Bắc Bộ.

Tiếp nối thành công từ Cuộc thi viết Tự hào Nông dân Việt Nam lần thứ nhất (2013-2014), từ tháng 10.2014, Báo Nông Thôn Ngày Nay (NTNN) đã tiếp tục phát động cuộc thi lần thứ 2. Theo đánh giá, đây là cuộc thi thiết thực, bổ ích và đặc biệt ra đời đúng thời điểm cả nước đang triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp, mà trong đó lấy người nông dân là trọng tâm, chủ thể.

Biết trước được hàng nông sản Việt sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi tham gia các hiệp định FTA, TPP, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam (VN) đã nêu lên các giải pháp ứng phó, trong đó có bài toán bảo hộ sản xuất trong nước.

Ngày 28.7.2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2664/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi (QHPTNCN) của tỉnh đến năm 2020. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, về mục tiêu và các giải pháp thực hiện quy hoạch nói trên.