Tôm hùm rớt giá

Với giá này, người nuôi không có lãi, thậm chí lỗ.
Anh Nguyễn Ngọc Huy, một người nuôi tôm hùm với sản lượng nhiều và có thâm niên ở thôn Bình Ba Tây, xã Cam Bình, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) cho biết: Chưa năm nào tôm hùm bông thương phẩm lại rớt giá liên tục như năm nay. Nếu như cuối năm 2014, giá tôm hùm loại 1 ở mức từ 1,8-2 triệu đồng/kg, thì đầu năm 2015 còn 1,6-1,8 triệu đồng/kg, nay rớt xuống chỉ còn 1,33-1,38 triệu đồng/kg.
Đây là mức giá thấp nhất từ nhiều năm nay. Với giá này, sau khi thu hoạch người nuôi không có lãi mấy, thậm chí thua lỗ đối với những hộ đầu tư cao và nuôi bị hao hụt nhiều.
Theo anh Huy, 2 vụ tôm hùm gần đây người dân Bình Ba đều có lãi. Vì vậy, đầu vụ tuy giá tôm thấp nhưng bà con vẫn hy vọng cuối vụ giá cao sẽ xuất bán. Thế nhưng trái với quy luật, giá tôm không tăng lại tiếp tục giảm khiến người nuôi khó khăn.
“Mặc dù tôm đã đến kỳ thu hoạch nhưng hầu như bà con không xuất bán, bởi nếu bán giá này không có lãi mấy. Như gia đình tôi vụ tôm năm nay thả nuôi 80 lồng với 6.000 con.
Hiện tôm nuôi đã được 18 tháng, đạt trọng lượng trung bình từ 0,8-1kg/con. Nhưng do giá thấp không bán được nên mỗi ngày riêng tiền thức ăn cho tôm đã mất khoảng 15 triệu đồng”, anh Huy than vãn.
Còn anh Nguyễn Văn Tâm, cũng nuôi tôm hùm ở thôn này cho hay: “Với giá tôm như hiện nay nếu bán sẽ thất thu 300-400 ngàn đồng/kg so với những năm trước đó”.
Ông Nguyễn Thành Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Bình cho biết, toàn xã có khoảng 4.500 lồng nuôi tôm hùm, trong đó tôm hùm xanh chiếm khoảng 60%. Riêng tôm hùm xanh hiện bà con đã thu hoạch xong, bán với giá trên dưới 1 triệu đồng/kg, nên đa phần đều có lãi và đang thả nuôi vụ mới. Tuy nhiên đối với tôm hùm bông thì toàn xã còn khoảng 400 lồng nuôi (mỗi lồng khoảng 60 con) đang chuẩn bị thu hoạch. Song giá tôm thấp như hiện nay nên người nuôi chưa xuất bán.
“Thời gian qua người dân chủ yếu nuôi tôm hùm xanh nhiều hơn vì nó dễ nuôi, đầu tư ít, rút ngắn thời gian thu hoạch và dễ tiêu thụ, đặc biệt là thị trường trong nước”, ông Vinh chia sẻ.
Tương tự, tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh hiện giá tôm hùm thương phẩm cũng đang giảm, chỉ còn 1,35 triệu đồng/kg (loại 1). Ông Nguyễn Thành Thênh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Thạnh cho biết: Do giá giảm nên hiện nay số tôm đang trong thời kỳ thu hoạch, người nuôi cũng chỉ xuất bán cầm chừng.
Được biết, tôm hùm bông có giá trị kinh tế rất cao, chủ yếu XK sang thị trường Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, nên giá cả lúc lên lúc xuống.
Có thể bạn quan tâm

Theo khung lịch mùa vụ nuôi trồng thủy sản 2015 của Sở NN & PTNT, hiện nay là vụ nuôi chính thứ 2 của năm. Tuy nhiên, tại các vùng nuôi trọng điểm người dân do lo ngại dịch bệnh trên tôm tái phát nên chỉ thả nuôi cầm chừng, nhiều nơi vẫn còn “treo” ao.

Đánh giá từ cơ quan chức năng thì nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thiếu tính bền vững, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là rủi ro về dịch bệnh. Những rủi ro này một phần nguyên nhân do nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh chưa chủ động được về nguồn giống, từ số lượng đến chất lượng giống. Trước thực trạng đó, việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm, nâng cấp, mở rộng quy mô các cơ sở sản xuất giống hiện có trên địa bàn tỉnh là giải pháp cho việc giải bài toán về con giống cho nghề nuôi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.
Ngày 24/7/2015, tại hội trường UBND xã Ngũ Lạc - huyện Duyên Hải, Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Trà Vinh, Hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh kết hợp Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo khoa học về kỹ thuật sản xuất lươn giống và nuôi lươn thương phẩm cho gần 50 bà con nông dân ở hai huyện, Duyên Hải và Cầu Ngang. Tham gia buổi hội thảo có ông Phạm Nam Dương, Chủ tịch Hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh, Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long, lãnh đạo Hội Nông dân huyện Duyên Hải.

Cách đây 10 năm, nhận thấy heo rừng dễ nuôi, nguồn thức ăn cho chúng chủ yếu từ thiên nhiên, cựu chiến binh Chung Văn Tuấn, ngụ xã Tân Điền (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) đã quyết định chọn nuôi và ông đã thoát nghèo nhờ mô hình chăn nuôi này.
Với mong muốn được bảo tồn loài vật nuôi truyền thống của người H’re, Chủ tịch UBND xã Ba Vinh (huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) đã lặn lội khắp nơi tìm từng con gà Re về nhân giống. Kết quả bước đầu mang lại hiệu quả ngoài mong đợi với số lượng đàn gà lên đến hàng trăm con, khỏe mạnh và phát triển tốt.