Tìm Đầu Ra Cho Cá Bống Tượng Ở

Thu nhập từ con cá bống tượng, cá chình đã trở thành nguồn thu nhập cao cho người dân Cà Mau trong nhiều năm qua, đặc biệt là những hộ nghèo, ít đất sản xuất. Nhưng nông dân nuôi cá đang gặp khó bởi giá cá xuống thấp, nuôi không lãi.
Ông Huỳnh Văn Hận, Chủ nhiệm HTX nuôi cá Tân Thành Tiến, cho biết, cá giống hiện nay giá 220.000 đồng/kg nhưng cá thương phẩm chỉ có 240.000 đồng/kg. Trong khi đó giá cá mồi có lúc 14 ngàn đồng. Mỗi 1 kg cá thịt cần trên 10 kg cá mồi để tăng trọng.
Vì thế, hầu hết xã viên HTX lo lắng, nếu giá cá giữ mức thấp như hiện nay thì sẽ không có lãi. Hiện diện tích nuôi cá còn lại của xã viên trên 2 ha. Các xã viên sẽ chuyển sang nuôi đối tượng khác nếu giá cá vẫn thấp.
Kỹ sư thuỷ sản Quách Chương, chuyên bán giống thuỷ sản tại Cà Mau, cho biết, hiện cá bống giống khoảng trên 200.000 đồng/kg. Trong khi đó người nuôi cá còn tốn nhiều khoản chi phí khác trong quá trình nuôi như: chi phí cá mồi, công chăm sóc, thuốc phòng trị bệnh cho cá… nhưng cá thương phẩm cũng nằm khoảng này cùng với rủi ro cao trong quá trình nuôi. Điều đó là cho nông dân khó có lãi.
Ông Mã Quy, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, cho biết, 2 loại cá bống tượng và cá chình đều được các thương lái thu mua xuất sang Trung Quốc bằng con đường tiểu ngạch. Vì thế, việc chủ động đầu ra là rất khó khăn và nông dân hoàn toàn thụ động trước giá cả thị trường. Bên cạnh đó, người nuôi cá còn bị các thương lái bắt tay nhau ép giá để thu lợi.
Trước tình hình trên, việc tổ chức đầu mối đứng ra thu mua, giao dịch với đối tác, có hợp đồng mua bán đầy đủ cơ sở pháp lý là vấn đề cần thiết để cứu nghề nuôi cá chình, cá bống tượng hiện nay. Đồng thời, sự hỗ trợ của các ngành chức năng về chính sách được xem là giải pháp căn cơ trước mắt cho con cá bống tượng và cá chình.
Ông Mã Quy khuyến cáo: “Trước giá cả biến động bất lợi cho người dân nuôi cá bống tượng, cá chình như hiện nay thì biện pháp an toàn là nông dân nên nuôi cá ở quy mô hộ gia đình, tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ, hạn chế việc thu mua cá mồi để đầu tư ở quy mô lớn. Đồng thời, tận dụng nguồn cá giống tự nhiên để hạn chế chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận trước giá cả xuống thấp như hiện nay”.
Có thể bạn quan tâm

Đến xã Mường Than vào một ngày đầu tháng 7, qua trò chuyện với lãnh đạo xã chúng tôi được biết, vài năm qua, trên địa bàn xã, việc bắt ong rừng về nuôi lấy mật đang được bà con nơi đây phát triển thành phong trào, mang lại thu nhập đáng kể.

Theo thống kê của Cục Hải quan Lào Cai, đến thời điểm này đã có hơn 12.000 tấn vải quả tươi được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai.

Hiện dừa khô tại tỉnh Bến Tre được thương lái đến tận vườn thu mua chỉ còn ở mức 60.000-65.000 đồng/chục(mua dạng xô, thương lái tự bẻ dừa); còn giá thu mua tại vựa và nhiều nhà máy chế biến dừa cũng chỉ còn ở mức 80.000-95.000 đồng/chục.

Tận dụng diện tích trũng 7.000m2, anh Nguyễn Thành Trung ở ấp Chánh Hưng, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương) trồng môn (môn nước chấm trắng) để lấy ngó. Mô hình này cho năng suất cao, giá cả ổn định, góp phần phát triển kinh tế gia đình.

Từ sự thành công của các hộ trồng rong nho tại phường Ninh Hải (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đang đặt ra nhiều hy vọng về một đối tượng nuôi trồng hải sản.