40% chất thải rắn trong chăn nuôi xả thẳng ra môi trường
Theo ước tính, khối lượng chất thải rắn ở một số vật nuôi chính thải ra trong năm 2011 là 83,67 triệu tấn, năm 2012 là 80,95 triệu tấn, năm 2013 là 80,68 triệu tấn và 76 triệu tấn trong trong năm 2014.
Trong đó chỉ khoảng 60% số chất thải được xử lý còn lại xả thẳng trực tiếp ra ngoài môi trường, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của con người.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung phân tích nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan về những tồn tại, yếu kém về quản lý môi trường trong chăn nuôi hiện nay.
Đồng thời bàn thảo các giải pháp xử lý môi trường chăn nuôi.
Cụ thể, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về môi trường chăn nuôi, bảo vệ nguồn gen và đa dạng sinh học trong chăn nuôi.
Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện xử lý chất thải của các cơ sở chăn nuôi không chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật
. Ngoài ra, đào tạo cho cán bộ cũng như các chủ trang trại để nâng cao nhận thức thực hiện tốt các nội dung về môi trường theo quy định của pháp luật.
Về các giải pháp chuyên môn, nhiều diễn giả đề cập đến phương pháp sử dụng các vi sinh vật có lợi để đưa vào thức ăn hoặc trực tiếp đưa vào xử lý chất thải làm giảm ô nhiễm môi trường hiện nay đang được các nước tiến tiến trên thế giới áp dụng.
Đó là công nghệ mới xử lý môi trường bằng hầm biogas, công nghệ nano, chế phẩm sinh học EM.
Theo thống kê, cả nước hiện có 2,6 triệu con trâu, 5,3 triệu con bò thịt, 253.700 bò sữa, 27,1 triệu con lợn, 327 triệu con gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã (HTX) Sản xuất và Tiêu thụ rau an toàn xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự đang liên kết tiêu thụ với Siêu thị Vinafood Mart TP.Cao Lãnh với số lượng 30 - 50kg rau củ an toàn các loại mỗi ngày. Đồng thời, đơn vị cũng hướng đến hợp đồng cung cấp nông sản cho Siêu thị Coop Mart TP.Hồ Chí Minh với số lượng vài chục kí rau màu mỗi ngày.

Đây là năm thứ 3 liên tiếp, giá cao su xuất khẩu giảm, đặc biệt, tại các thị trường chủ lực giảm mạnh cả khối lượng lẫn giá trị. Làm gì để “cứu” giá cao su xuất khẩu là vấn đề bức xúc hiện nay.

Năm 2014, tổng diện tích gieo trồng của huyện Chư Pưh đạt trên 22.754 ha, bằng 100,02% kế hoạch và bằng 101,51% so với năm 2013. Tổng sản lượng lương thực ước đạt trên 26.894 tấn, bằng 102,6% so với năm 2013. Tổng sản lượng tiêu đen đạt 10.236 tấn, cà phê nhân gần 7.040 tấn. Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định.

Gia đình ông Hai có 1,3ha đất ruộng nhưng do giá cả, thị trường lúa hàng hóa bấp bênh nên gia đình thường “thiếu trước hụt sau”, lại phải chăm lo cho 3 người con ăn học. Do đó, khát vọng làm giàu trên chính “mảnh vườn, thửa ruộng” của mình luôn thôi thúc trong ông. Thế là năm 2006, ông Hai tự nguyện tham gia làm hội viên Hội Nông dân với mong muốn học hỏi các mô hình sản xuất hiệu quả nhằm thay đổi kinh tế gia đình.

Nhằm đa dạng hóa cơ cấu vật nuôi góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tháng 4/2014, Hội Nông dân TP. Điện Biên Phủ đã triển khai thực hiện mô hình thí điểm nuôi gà lai Đông Tảo trên địa bàn 5 phường: Tân Thanh, Mường Thanh, Him Lam, Noong Bua, Thanh Bình với số lượng 1.250 con gà cho 70 hộ dân. Sau hơn 2 tháng triển khai, bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực.