Tìm Cơ Hội Kinh Doanh Trong Nông Nghiệp

Ngày 3/3, tại TP Cần Thơ, đại diện lãnh đạo Sở Công thương và hơn 80 DN khu vực ĐBSCL tham dự hội thảo “Cơ hội kinh doanh trong nông nghiệp và Nhóm “Đáy Kim tự tháp” từ quan điểm xã hội và kinh doanh".
Hội thảo do Chi nhánh phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Cần Thơ phối hợp với Phòng Kinh tế - Thương mại Đại sứ quán Israel tổ chức.
Hội thảo giới thiệu các phương pháp kinh doanh theo hướng tối đa hóa lợi nhuận nhằm cung cấp các sản phẩm cũng như dịch vụ cơ bản như thực phẩm, nước sinh hoạt, năng lượng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, công nghệ thông tin, giao thông- vận tải cho nhóm dân cư thu nhập thấp; đồng thời xác định thách thức cũng như những cơ hội phục vụ cho thị trường thu nhập thấp tại Việt Nam.
Ông Zafrir Asaf - Tham tán thương mại, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam phân tích: Trên thế giới ước tính trong 6,5 tỷ người có 4,9 tỷ người thuộc nhóm nghèo về kinh tế - xã hội với mức thu nhập 3.000 USD/năm, trong đó 3,1 tỷ người thu nhập dưới mức 5 USD/ngày.
Nhóm này chiếm số lớn và được gọi nhóm “Đáy Kim tự tháp”. Tuy vậy, dù có thu nhập ít hơn 5 USD/ngày nhưng nhóm này là những người tiêu dùng, nhà SX, công chức hay nhà kinh doanh trong đời sống kinh tế- xã hội có sức mua trên 5 tỷ USD/năm.
TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ đối chiếu: Vùng ĐBSCL được xem là khu vực thu nhập thấp trong cả nước, trong đó thu nhập thấp nhất chủ yếu rơi vào vùng nông thôn. Song, với nguồn nhân lực, sức mua và điều kiện cơ sở hạ tầng được đầu tư đang tốt lên sẽ tạo điều kiện và cơ hội phát triển kinh doanh trong nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm IDC sẽ tập trung nghiên cứu, phát triển, sáng tạo những sản phẩm chất lượng trong ngành sôcôla, bánh mì, bánh ngọt cung cấp cho khu vực Đông Nam Á và thế giới. IDC ra đời sẽ đem lại lợi ích thiết thực đảm bảo nguồn thu nhập tốt cho nông dân trồng ca cao.

Theo Bộ NN-PTNT, sau khi dừng NK nhiều mặt hàng nông sản, đặc biệt là các sản phẩm chăn nuôi từ Mỹ và EU và Canada, Nga đang chuyển hướng mở cửa NK nông sản từ một số thị trường khác, trong đó có Việt Nam (VN). Đây là cơ hội lớn cho XK nông sản nước ta, đặc biệt với ngành chăn nuôi vốn đang gặp rất nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ.

Mối liên kết SX, tiêu thụ lúa hàng hóa giữa DNTN Thành Khiêm (TP Rạch Giá, Kiên Giang) và HTX Nông nghiệp 41 (xã Phi Thông, TP Rạch Giá) đến nay đã được hơn 5 năm và diện tích ngày càng mở rộng. Mối liên kết này bắt đầu được thực hiện từ vụ ĐX 2008-2009, với diện tích thí điểm ban đầu là 10 ha, với 7 xã viên tham gia.

Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) trong 9 tháng đạt 2.695 tấn, trong đó khai thác 1.469 tấn (khai thác biển 1.212 tấn, nước lợ 135 tấn và nước ngọt 122 tấn), sản lượng thu hoạch từ nuôi trồng thủy sản 1.226 tấn.

Ngày 14-10, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với chính quyền các xã Vinh Giang, Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) cùng Chi hội nghề cá Giang Xuân (xã Vinh Giang), Chi hội nghề cá Vinh Hiền (xã Vinh Hiền) tổ chức Lễ phát động tái tạo nguồn lợi thủy sản và thả cá giống ở khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai