Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiêu thụ nông sản kinh nghiệm từ đồng bằng sông Cửu Long

Tiêu thụ nông sản kinh nghiệm từ đồng bằng sông Cửu Long
Ngày đăng: 03/10/2015

Tại diễn đàn, các đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo chính quyền và doanh nghiệp… tập trung vào chủ đề “Tiêu thụ hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập - kinh nghiệm từ ĐBSCL”.

Một bài toán đặt ra trong nhiều năm qua nhưng chưa có lời giải thấu đáo cho nông nghiệp Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng là vấn đề được mùa - mất giá, tư thương ép giá...

Người nông dân ĐBSCL thường gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa nông sản. Năm 2015, yêu cầu về hội nhập khiến nông sản Việt Nam ở thế cạnh tranh khốc liệt do việc giảm thuế mạnh.

Đây là kết quả của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã, đang và sẽ gia nhập.

Do đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cần có những giải pháp kịp thời để thúc đẩy tiêu thụ nông sản gắn với vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp; tận dụng cơ hội, khắc phục các thách thức của hội nhập.

ĐBSCL đến nay vẫn chủ yếu sản xuất và xuất khẩu thô (gạo, cá, tôm đông lạnh, trái cây tươi...), giá trị gia tăng còn thấp.

Thời điểm vào vụ thu hoạch, do chưa ký kết hợp đồng thu mua trước với các đối tác, giá hàng nông sản thường giảm xuống mức rất thấp (do thương lái ép giá hay do thiếu phương tiện bảo quản).

Đây là hậu quả của quá trình canh tác nhỏ lẻ, mang tính tự phát, chưa được kết nối với khâu chế biến và tiêu thụ theo tín hiệu thị trường thiếu liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ.

Nông dân tự cho mình có quyền tự do quyết định theo thói quen hay tâm lý đám đông, tự quyết định canh tác, sản xuất, doanh nghiệp có lợi mới mua, không có sự ràng buộc.

Chính việc mất cân đối cung - cầu tạm thời trong thời điểm nhất định đã dẫn đến việc được mùa nhưng mất giá triền miên trong nhiều năm qua, nông dân luôn là người bị thua thiệt. Thành quả lao động cực nhọc của nông dân chưa được bù đắp tương xứng…

Năm 2013, giá bán sản phẩm cây trồng ngắn ngày giảm 1,46%; cây ăn trái lâu năm giảm 2,46%; chăn nuôi giảm 9,9%; thủy sản giảm 0,39%...

Trong khi đó, giá đầu vào của sản xuất nông nghiệp như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi... đều tăng cao. Từ nhiều năm nay, sản lượng gạo xuất khẩu ở ĐBSCL không ngừng tăng, nhưng giá trị không tăng tương ứng, người trồng lúa chưa thể giàu lên được...

Các đại biểu tập trung trao đổi về các nhóm vấn đề, như: Tác động của tiêu thụ hàng nông sản tới tình hình KT-XH ở ĐBSCL; vai trò của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thúc đẩy tiêu thụ hàng nông sản ở ĐBSCL; tiêu thụ hàng nông sản ở ĐBSCL gắn với cộng đồng kinh tế ASEAN và các hiệp định thương mại (TPP, FTA, BTA);

Tăng cường sự tham gia của hàng nông sản ĐBSCL trong chuỗi giá trị toàn cầu…

Trên cơ sở các tài liệu, các tham luận gợi mở và các ý kiến thảo luận thu được từ diễn đàn, thư viện Quốc hội sẽ tổng hợp và cung cấp tới các đại biểu Quốc hội phục vụ thảo luận tình hình KT-XH tại kỳ họp thứ 10 bắt đầu diễn ra vào cuối tháng 10/2015.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Bông Thương Phẩm Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Bông Thương Phẩm

Ao nuôi cá lóc bông có diện tích từ 500 m2 trở lên, độ sâu từ 1,5 - 2 m, bờ ao phải cao và chắc chắn. Cống thoát nước có khẩu độ lớn để thoát nước dễ dàng. Trước khi thả nuôi cá, ao được tát cạn, vét bùn đáy, tu sửa chổ sạt lở, lấp hết lỗ mọi quanh ao. Rải vôi đáy ao từ 10 – 15 kg/100 m2 ao, phơi đáy 2 – 3 ngày rồi cấp nước vào ao.

08/03/2014
Quy Trình Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Tôm Rằn Quy Trình Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Tôm Rằn

Tôm rằn (Penaeus semisulcatus) là loài tôm có kích thước lớn, thích ứng với nhiệt độ cao, độ mặn cao, ăn tạp, có giá trị kinh tế như tôm sú cùng cỡ và là một trong số 110 loài thuộc họ tôm he (Penaeidae) (theo FAO).

08/03/2014
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Chất Lượng Cá Giống Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Chất Lượng Cá Giống

Chất lượng cá giống là một yếu tố quyết định trong chăn nuôi thủy sản song lại chưa nhận được sự quan tâm và quản lý đúng mức.

08/03/2014
Đến quý II, sản lượng nuôi trồng thủy sản Tây Ninh ước đạt 8.000 tấn Đến quý II, sản lượng nuôi trồng thủy sản Tây Ninh ước đạt 8.000 tấn

Theo Chi cục Thủy sản, từ nay đến cuối quý II.2015, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Tây Ninh sẽ đạt khoảng 8.000 tấn cá các loại. Trong đó cá tra đạt khoảng 5.000 tấn.

09/04/2015
Hệ Thống Thiết Bị Nuôi Công Nghiệp Cá Hồi Hệ Thống Thiết Bị Nuôi Công Nghiệp Cá Hồi

Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã thiết kế chế tạo hoàn chỉnh hệ thống thiết bị nuôi công nghiệp cá hồi. Hệ thống được thiết kế theo nguyên lý sử dụng nước tuần hoàn, nuôi trong bể com-pô-dít với mật độ cao, sản lượng đạt từ 60 đến 70 kg/m3, có chế độ tự động cho thức ăn, các yếu tố môi trường được kiểm soát thường xuyên.

08/03/2014