Tiêu thụ nông sản kinh nghiệm từ đồng bằng sông Cửu Long

Tại diễn đàn, các đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo chính quyền và doanh nghiệp… tập trung vào chủ đề “Tiêu thụ hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập - kinh nghiệm từ ĐBSCL”.
Một bài toán đặt ra trong nhiều năm qua nhưng chưa có lời giải thấu đáo cho nông nghiệp Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng là vấn đề được mùa - mất giá, tư thương ép giá...
Người nông dân ĐBSCL thường gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa nông sản. Năm 2015, yêu cầu về hội nhập khiến nông sản Việt Nam ở thế cạnh tranh khốc liệt do việc giảm thuế mạnh.
Đây là kết quả của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã, đang và sẽ gia nhập.
Do đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cần có những giải pháp kịp thời để thúc đẩy tiêu thụ nông sản gắn với vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp; tận dụng cơ hội, khắc phục các thách thức của hội nhập.
ĐBSCL đến nay vẫn chủ yếu sản xuất và xuất khẩu thô (gạo, cá, tôm đông lạnh, trái cây tươi...), giá trị gia tăng còn thấp.
Thời điểm vào vụ thu hoạch, do chưa ký kết hợp đồng thu mua trước với các đối tác, giá hàng nông sản thường giảm xuống mức rất thấp (do thương lái ép giá hay do thiếu phương tiện bảo quản).
Đây là hậu quả của quá trình canh tác nhỏ lẻ, mang tính tự phát, chưa được kết nối với khâu chế biến và tiêu thụ theo tín hiệu thị trường thiếu liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ.
Nông dân tự cho mình có quyền tự do quyết định theo thói quen hay tâm lý đám đông, tự quyết định canh tác, sản xuất, doanh nghiệp có lợi mới mua, không có sự ràng buộc.
Chính việc mất cân đối cung - cầu tạm thời trong thời điểm nhất định đã dẫn đến việc được mùa nhưng mất giá triền miên trong nhiều năm qua, nông dân luôn là người bị thua thiệt. Thành quả lao động cực nhọc của nông dân chưa được bù đắp tương xứng…
Năm 2013, giá bán sản phẩm cây trồng ngắn ngày giảm 1,46%; cây ăn trái lâu năm giảm 2,46%; chăn nuôi giảm 9,9%; thủy sản giảm 0,39%...
Trong khi đó, giá đầu vào của sản xuất nông nghiệp như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi... đều tăng cao. Từ nhiều năm nay, sản lượng gạo xuất khẩu ở ĐBSCL không ngừng tăng, nhưng giá trị không tăng tương ứng, người trồng lúa chưa thể giàu lên được...
Các đại biểu tập trung trao đổi về các nhóm vấn đề, như: Tác động của tiêu thụ hàng nông sản tới tình hình KT-XH ở ĐBSCL; vai trò của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thúc đẩy tiêu thụ hàng nông sản ở ĐBSCL; tiêu thụ hàng nông sản ở ĐBSCL gắn với cộng đồng kinh tế ASEAN và các hiệp định thương mại (TPP, FTA, BTA);
Tăng cường sự tham gia của hàng nông sản ĐBSCL trong chuỗi giá trị toàn cầu…
Trên cơ sở các tài liệu, các tham luận gợi mở và các ý kiến thảo luận thu được từ diễn đàn, thư viện Quốc hội sẽ tổng hợp và cung cấp tới các đại biểu Quốc hội phục vụ thảo luận tình hình KT-XH tại kỳ họp thứ 10 bắt đầu diễn ra vào cuối tháng 10/2015.
Có thể bạn quan tâm

So với cùng kỳ năm trước, giá lươn thu mua tại bồn thời điểm này tuy có thấp hơn chút đỉnh nhưng người nuôi lươn vẫn phấn khởi vì lợi nhuận cao. Mô hình nuôi lươn trong bồn không sử dụng nhiều vốn, không đòi hỏi diện tích lớn, chỉ cần chịu khó chăm sóc là có thể bỏ túi vài chục triệu đồng sau 5 - 7 tháng thả nuôi.

Theo kết quả đánh giá về phát triển kinh tế của UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) về phát triển nông nghiệp đến tháng 7/2012 thì khả quan nhất vẫn là chăn nuôi gia súc gia cầm, đặc biệt là hươu.

Cây mía đã gắn bó với người dân Cà Mau từ rất lâu. Sau khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Cà Mau vẫn giữ lại một diện tích lớn để quy hoạch vùng trồng mía, chủ yếu ở các huyện: Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời.

Để giảm chi phí thức ăn, vịt thường được chăn nuôi chạy đồng, gắn với vụ gặt hàng năm. Nhiều gia đình nuôi tới hàng ngàn con, đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, trước nguy cơ dịch cúm gia cầm có thể bùng phát bất cứ lúc nào thì vịt chạy đồng là đối tượng dễ bị dịch cúm tấn công và là nguồn lây lan mầm bệnh. Do đó, đối với vấn đề chăn nuôi an toàn sinh học thì hình thức nuôi vịt chạy đồng không được khuyến khích. Thay vào đó hình thức chăn nuôi có sự quản lý chặt chẽ trên một khu vực nhất định là biện pháp giúp bà con nông dân kiểm soát chặt chẽ sự xâm nhập của mầm bệnh vào đàn vật nuôi, tạo ra sản phẩm thịt sạch cho thị trường.

Đầu năm 2012, đề tài khoa học “Giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học” do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên chủ trì được áp dụng vào thực tế, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho những hộ nuôi tôm.