Tiêu thụ nông sản kinh nghiệm từ đồng bằng sông Cửu Long

Tại diễn đàn, các đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo chính quyền và doanh nghiệp… tập trung vào chủ đề “Tiêu thụ hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập - kinh nghiệm từ ĐBSCL”.
Một bài toán đặt ra trong nhiều năm qua nhưng chưa có lời giải thấu đáo cho nông nghiệp Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng là vấn đề được mùa - mất giá, tư thương ép giá...
Người nông dân ĐBSCL thường gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa nông sản. Năm 2015, yêu cầu về hội nhập khiến nông sản Việt Nam ở thế cạnh tranh khốc liệt do việc giảm thuế mạnh.
Đây là kết quả của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã, đang và sẽ gia nhập.
Do đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cần có những giải pháp kịp thời để thúc đẩy tiêu thụ nông sản gắn với vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp; tận dụng cơ hội, khắc phục các thách thức của hội nhập.
ĐBSCL đến nay vẫn chủ yếu sản xuất và xuất khẩu thô (gạo, cá, tôm đông lạnh, trái cây tươi...), giá trị gia tăng còn thấp.
Thời điểm vào vụ thu hoạch, do chưa ký kết hợp đồng thu mua trước với các đối tác, giá hàng nông sản thường giảm xuống mức rất thấp (do thương lái ép giá hay do thiếu phương tiện bảo quản).
Đây là hậu quả của quá trình canh tác nhỏ lẻ, mang tính tự phát, chưa được kết nối với khâu chế biến và tiêu thụ theo tín hiệu thị trường thiếu liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ.
Nông dân tự cho mình có quyền tự do quyết định theo thói quen hay tâm lý đám đông, tự quyết định canh tác, sản xuất, doanh nghiệp có lợi mới mua, không có sự ràng buộc.
Chính việc mất cân đối cung - cầu tạm thời trong thời điểm nhất định đã dẫn đến việc được mùa nhưng mất giá triền miên trong nhiều năm qua, nông dân luôn là người bị thua thiệt. Thành quả lao động cực nhọc của nông dân chưa được bù đắp tương xứng…
Năm 2013, giá bán sản phẩm cây trồng ngắn ngày giảm 1,46%; cây ăn trái lâu năm giảm 2,46%; chăn nuôi giảm 9,9%; thủy sản giảm 0,39%...
Trong khi đó, giá đầu vào của sản xuất nông nghiệp như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi... đều tăng cao. Từ nhiều năm nay, sản lượng gạo xuất khẩu ở ĐBSCL không ngừng tăng, nhưng giá trị không tăng tương ứng, người trồng lúa chưa thể giàu lên được...
Các đại biểu tập trung trao đổi về các nhóm vấn đề, như: Tác động của tiêu thụ hàng nông sản tới tình hình KT-XH ở ĐBSCL; vai trò của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thúc đẩy tiêu thụ hàng nông sản ở ĐBSCL; tiêu thụ hàng nông sản ở ĐBSCL gắn với cộng đồng kinh tế ASEAN và các hiệp định thương mại (TPP, FTA, BTA);
Tăng cường sự tham gia của hàng nông sản ĐBSCL trong chuỗi giá trị toàn cầu…
Trên cơ sở các tài liệu, các tham luận gợi mở và các ý kiến thảo luận thu được từ diễn đàn, thư viện Quốc hội sẽ tổng hợp và cung cấp tới các đại biểu Quốc hội phục vụ thảo luận tình hình KT-XH tại kỳ họp thứ 10 bắt đầu diễn ra vào cuối tháng 10/2015.
Có thể bạn quan tâm

Năm năm - khoảng thời gian không dài nhưng cũng đủ để nhìn nhận, đánh giá những thành tựu mà tỉnh ta đạt được và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm; để từ đó hoạch định những bước đi sát- đúng với thực tiễn của tỉnh và cả nước cho 5 năm đến.

Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển khai đã nhận được sự đồng thuận từ các cấp ủy, chính quyền địa phương cho đến nhân dân ở nhiều địa phương. Nhờ đó, Chương trình này đã đạt được những kết quả tích cực, đời sống kinh tế- xã hội ở nông thôn có nhiều khởi sắc.

Chuyển giao khoa học công nghệ (KHCN), tiếp vốn cho người dân, doanh nghiệp (DN) vùng nông thôn đầu tư làm ăn.

Thực hiện Chiến lược Biển Quốc gia đến năm 2020, Việt Nam trở thành quốc gia "mạnh về biển, giàu lên từ biển “ và Nghị quyết của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015.

Năm năm qua, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 (Nghị quyết XVIII), chúng ta đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, tạo tiền đề đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.