Tiêu thụ nông sản gặp khó do thiếu liên kết

Muốn tiêu thụ ổn định, nông sản Việt Nam có chất lượng tốt
Đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam, trái cây là sản phẩm thường xuyên bị mất giá tại thị trường nội địa, nhất là khi vào chính vụ.
Trong khi đó, hàng ngày, một lượng lớn trái cây tươi vẫn được nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam tiêu thụ.
So với Thái Lan, trái cây Việt Nam khó cạnh tranh bởi thiếu sự đầu tư về mẫu mã, quy trình đóng gói, chất lượng không đồng đều.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy: 7 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu 95 triệu USD các mặt hàng rau quả từ Thái Lan, vượt qua kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc (khoảng 79 triệu USD) - địa chỉ cung cấp rau quả tươi truyền thống của Việt Nam.
Theo bà Nguyễn Thanh Hà - Phó giám đốc chợ nông sản Thủ Đức - nguyên nhân của thực trạng trên do trái cây Việt Nam chất lượng chưa cao, hình thức không hấp dẫn.
Đơn cử như xoài cát Hòa Lộc, dù thương hiệu đã được khẳng định nhưng sản phẩm đạt chất lượng cao rất ít (khoảng 30%).
Bên cạnh khâu sản xuất, khâu vận chuyển cũng đáng lo ngại. Nhiều nông sản bị hư hại trong quá trình vận chuyển, không được khách hàng chấp nhận, buộc phải bán tháo với giá rẻ mạt.
Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Lâm Viên - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vinamit - cho rằng:
Người nông dân cần thay đổi phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản để đủ điều kiện tiếp cận hệ thống phân phối, ổn định đầu ra.
Các kênh phân phối sẽ đón nhận các mặt hàng nếu người sản xuất cam kết được chất lượng, sản lượng.
Lâu nay, nhiều nông sản đưa ra thị trường có nguồn từ hộ sản xuất nhỏ lẻ, chất lượng không đồng đều nên giá trị thấp. Khi đó, nông sản sẽ khó tiếp cận với kênh bán hàng hiện đại.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Minh Toại - Giám đốc Sở Công thương Cần Thơ - đề xuất: Nông dân và cả DN phải thay đổi quan điểm kinh doanh để tháo gỡ “nút thắt” trong chuỗi cung ứng.
Không thể tồn tại mãi điệp khúc: Giá nông sản xuống thấp - DN không mua, giá lên nông dân “bẻ kèo” không bán cho DN như cam kết.
Chuyên gia kinh tế - TS. Lê Đăng Doanh khuyến nghị: Người nông dân nên sản xuất, chế biến nông sản theo mô hình hợp tác xã để có thể cung ứng cho thị trường sản lượng lớn, chất lượng đồng nhất.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh các mối liên kết: Nông dân với DN tiêu thụ, DN chế biến; DN sản xuất quy mô nhỏ và DN sản xuất quy mô lớn, hệ thống phân phối, thị trường.
Các bên có thể liên kết với nhau để giải quyết vấn đề sản xuất, nguồn nguyên liệu và thị trường…
Người nông dân cần thay đổi phương thức sản xuất, nâng cao tiêu chuẩn nông sản để đủ điều kiện tiếp cận hệ thống phân phối, ổn định đầu ra.
Siêu thị sẽ đón nhận các mặt hàng nếu người sản xuất cam kết được chất lượng, sản lượng.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm lĩnh vực thủy sản năm 2015, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản BR-VT đã tiến hành triển khai thực hiện dự án hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 7ha của Công ty TNHH thủy sản Mạnh Cường tại ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc.

Thời gian qua, trong sản xuất nông nghiệp, mô hình cánh đồng mẫu lớn đã giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận và tăng giá trị kinh tế các mặt hàng nông sản. Gần đây, việc xây dựng mô hình cánh đồng tôm mẫu nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến là một hướng đi mới cho người nuôi tôm trong tỉnh Bạc Liêu.

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng nhà máy đông lạnh, mở rộng và đa dạng hóa đối tượng nuôi, chế biến thức ăn… bim foods còn tập trung nghiên cứu và phát triển nguồn tôm giống chất lượng cao. Đây là bước đi căn bản hướng tới khép kín toàn bộ chuỗi giá trị mà tập đoàn đang triển khai thực hiện

Những năm qua, tốc độ tăng trưởng cả về lượng và chất của lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) ở huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) tăng rõ nét và dần khẳng định đây là thế mạnh nổi bật trong ngành nông nghiệp của huyện. Để phát huy thế mạnh này, huyện đã và đang tập trung triển khai các quy hoạch, đề án liên quan, đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi tập trung cũng như tích cực thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.

Có nhiều lợi thế về địa hình, nguồn nước, khí hậu, Lào Cai rất thích hợp với phát triển thủy sản, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vậy tiềm năng và lợi thế này đang được tỉnh khai thác như thế nào? Phóng viên Báo Lào Cai đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Tuyển, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai về vấn đề này.