Tiêu sọ Đồng Nai tăng giá kỷ lục

Tuy giá tiêu sọ tăng cao và đầu ra khá thuận lợi, nhưng các cơ sở sản xuất tiêu sọ không dám tăng công suất vì lo rủi ro cao, vì để sản xuất được tiêu sọ phải mua hạt tiêu đen khô về ngâm, bóc vỏ và sấy khô, các công đoạn này phải mất gần 1 tuần mới cho ra được thành phẩm.
Nếu trong thời gian này, giá hạt tiêu đen biến động nhiều theo chiều giảm, các cơ sở dễ thua lỗ. Tiêu sọ của Đồng Nai phần lớn được bán cho các doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương đưa đi xuất khẩu. Tiêu sọ của Đồng Nai được đánh giá cao về chất lượng nên các doanh nghiệp mua xuất khẩu chấp nhận mua giá cao hơn tiêu các vùng khác 10 - 20 ngàn đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Nếu như trước đây, huyện Con Cuông (Nghệ An) rộ lên phong trào làm đường giao thông nông thôn thì năm 2013, mũi nhọn được xác định là thực hiện các mô hình kinh tế hộ. Hiện nay, nuôi bò sinh sản ở xã Chi Khê và nuôi vịt bầu Quỳ ở xã Mậu Đức là những mô hình đem lại hiệu quả...

Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp, toàn tỉnh Quảng Bình hiện có 7 cơ sở sản xuất, dịch vụ tôm giống. Hàng năm các cơ sở này sản xuất khoảng 872,9 triệu và dịch vụ 202,3 triệu con tôm giống phục vụ cho nhu cầu thả nuôi trên địa bàn tỉnh.

Giá nghêu thương phẩm ở vùng nuôi nghêu xuất khẩu ven biển thuộc các xã Tân Thành, Tân Điền, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đang có giá cao, nông dân nuôi nghêu rất phấn khởi.

Từ năm 1995, định cư tại ấp Phước Xuân, xã An Khánh (Châu Thành - Bến Tre), ông Nguyễn Hữu Thành bắt đầu trở lại với nghề nuôi ong.

Ngày 5-12, Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang vừa phê duyệt dự án vận chuyển cá biển nuôi tại Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.