Tiêu hủy trên 100 con lợn do dịch tai xanh

Dịch bắt đầu bùng phát tại xóm 8, xã Hưng Mỹ.
Thấy lợn có dấu hiệu chán ăn, bà Trần Thị Hà, xóm 8 xã Hưng Mỹ tự ra đại lý mua thuốc về cho lợn uống nhưng lợn không khỏi bệnh.
Kết quả xét nghiệm ngày 17/10 của Trung tâm thú y vùng III cho thấy đàn lợn của một số hộ dân tại xóm 8 dương tính với bệnh tai xanh sau khi bệnh đã phát được mấy ngày.
Bơm hóa chất để tiến hành khử trùng tiêu độc quanh vùng dịch.
Ông Nghiêm Xuân Bảo, Trạm trưởng Trạm thú y Hưng Nguyên cho biết: Ngày 16/10, nhận được tin báo của xã Hưng Mỹ, trạm đã cử cán bộ về kiểm tra, lấy mẫu gửi xét nghiệm.
Đến chiều 16/10, số hộ có lợn mắc bệnh đã tăng lên 4 hộ với các triệu chứng sốt cao và bỏ ăn.
Dù chưa có kết quả xét nghiệm, nhưng với những triệu chứng ban đầu, nghi ngờ có ổ dịch, trạm đã báo lên huyện, phối hợp lập các chốt chặn ở các tuyến đường ra vào, tổ chức họp, thông báo tình hình ban đầu trên hệ thống loa truyền thanh của xóm để người dân biết và có ý thức đề phòng.
Báo ngay khi đàn vật nuôi của gia đình xuất hiện triệu chứng bất thường, đồng thời phun khử trùng tiêu độc, mua vôi bột rắc ở những khu vực có lơn ốm, trên các tuyến đường ra vào xã.
Phun hóa chất khử trùng phương tiện ra vào vùng dịch.
Sau khi có kết quả từ Trung tâm thú y vùng III cho thấy đàn lợn tại xã Hưng Mỹ mắc bệnh tai xanh, sáng ngày 18/10, Chi cục thú y tỉnh, Trạm thú y huyện đã phối hợp với huyện Hưng Nguyên, xã Hưng Mỹ tiến hành tiêu hủy hơn 100 con lợn ốm trong vùng dịch, đồng thời triển khai ngay các giải pháp khoanh vùng, dập dịch.
Có thể bạn quan tâm

Dự án Phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa, do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bến Tre thực hiện từ tháng 10 - 2012 đến tháng 4 - 2014, với tổng kinh phí gần 1,8 tỷ đồng, trên diện tích 20 ha ở các xã: Định Thủy, Phước Hiệp (huyện Mỏ Cày Nam); Lương Phú, Thuận Điền (huyện Giồng Trôm).

Sáng 06/10/2014, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng tổ chức Lễ phát động thả giống thủy sản để tái tạo nguồn lợi thủy sản trong Vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ (thuộc quần đảo Long Châu – Thị trấn Cát Bà).

Trong những năm trở lại đây, những hộ nghèo, cận nghèo của huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ đã ngày càng được nâng cao về nhận thức trong việc làm kinh tế gia đình, chí thú làm ăn, để từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Trong đó nổi bật là thành công của mô hình tận dụng những diện tích đất hẹp xung quanh nhà để nuôi ếch của nhiều gia đình.

Nhờ sự đầu tư kịp thời, sản lượng đánh bắt hàng năm đã đạt 3.500 tấn thủy sản, giúp cho hơn 1.300 người có việc làm, có thu nhập. Nhưng hiện nay, tình trạng sử dụng các ngư cụ bị cấm đang tái diễn tràn lan, dẫn đến nguồn cá giống vừa bổ sung có nguy cơ bị huỷ diệt.

Quỳnh Lưu (Nghệ An) là địa phương có diện tích nuôi tôm khá lớn với hơn 1.320 ha. Để đảm bảo an toàn ao hồ nuôi tôm trong mùa mưa bão năm nay, để người dân yên tâm sản xuất, thời điểm này, Quỳnh Lưu đang tích cực triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm giúp người nuôi tôm bảo vệ tốt tài sản của mình.