Triển Khai 20 Mô Hình Ứng Dụng Kỹ Thuật Thâm Canh Vườn Điều

Hiện, trên địa bàn huyện Đạ Huoai đang triển khai 20 mô hình ứng dụng kỹ thuật thâm canh vườn điều. Trong đó, hơn tháng qua, nông dân trên địa bàn huyện Đạ Huoai đã tiến hành tỉa thưa, tạo tán được 1.760ha điều để thực hiện canh tác theo mô hình mới.
Địa phương hiện có hơn 4.100ha điều - chiếm trên 50% diện tích cây công nghiệp dài ngày của huyện. Mục tiêu của huyện Đạ Huoai là phấn đấu có trên 90% diện tích điều được canh tác theo kỹ thuật mới. 20 mô hình ứng dụng kỹ thuật thâm canh vườn điều là một trong những hoạt động cụ thể trong triển khai chiến lược phát triển cây điều của huyện Đạ Huoai.
Theo cơ quan chuyên môn của Đạ Huoai, năng suất điều của huyện hiện đã đạt đến 1,2 tấn/ha (cá biệt có vườn đạt đến 2 tấn/ha) - tăng hơn 80% so với trước năm 2012.
Nguồn bài viết: http://baolamdong.vn/kinhte/201411/trien-khai-20-mo-hinh-ung-dung-ky-thuat-tham-canh-vuon-dieu-2378143/
Có thể bạn quan tâm

Nông dân trồng ớt ở ấp Vĩnh Khánh, xã Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu, An Giang) đang vào mùa thu hoạch. Anh Nguyễn Văn Sang – ngụ ấp Vĩnh Khánh cho biết: Năm rồi anh trồng thí nghiệm 2 công ớt, sau khi trừ chi phí và công chăm sóc anh thu lãi hơn 30 triệu đồng.

Nguy cơ tái phát cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng từ nay đến cuối năm là khá cao, việc tăng cường ý thức phòng chống dịch cho người chăn nuôi, hộ sản xuất kinh doanh ấp nở trúng gia cầm là yếu tố quan trọng

Thời điểm này là lúc bà con nông dân phải xuống đồng để làm đất chuẩn bị gieo cấy lúa đông xuân. Nhưng, nhiều cánh đồng vẫn còn lênh láng nước, chưa được đấu úng nên nhiều nguy cơ vụ đông xuân sẽ gieo cấy chậm trể.

Nấm rơm là loại nấm dễ trồng, có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao nên ngày càng được nhiều nông dân tham gia sản xuất. Việc trồng nấm rơm trái vụ ngay trên đồng ruộng giúp tiết kiệm chi phí nhà xưởng, tận dụng nguồn nguyên liệu rơm rạ sẵn có, đồng thời có thể đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất theo ý muốn của nông dân.

Từ nhiều năm nay người dân xã A Vao, huyện Đakarông (Quảng Trị) đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu quả trên một diện tích đất sản xuất. Trong đó, mô hình phát triển, trồng và khai thác cây bời lời đỏ được triển khai ban đầu đã cho hiệu quả tích cực, góp phần không nhỏ trong việc giảm nghèo bền vững.