Tiêu Hủy 90 Ngàn Con Tôm Giống Kém Chất Lượng

Chi cục Thú y Kiên Giang đã kiểm tra, phúc kiểm được gần 1,5 tỷ con tôm giống nhập tỉnh, sau đó cho tiêu hủy 90.000 con tôm giống kém chất lượng.
Ông Nguyễn Đình Xuyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Kiên Giang cho biết, từ đầu năm đến nay, các Tổ kiểm dịch (do Chi cục thành lập) đã kiểm tra, phúc kiểm được gần 1,5 tỷ con tôm giống nhập tỉnh và 473 phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm.
Qua đó, đã phát hiện và lập 38 biên bản vi phạm trong lĩnh vực giống thủy sản; 3 biên bản vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm không có giấy chứng nhận kiểm dịch (tổng số tiền xử phạt là 136,5 triệu đồng). Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương tiêu hủy 90.000 con tôm giống kém chất lượng, 70 con vịt thịt, 200 kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có kiểm dịch, không xác định được chủ hàng.
Kết quả kiểm tra cho thấy việc chấp hành các quy định về kiểm dịch của các cơ sở vận chuyển giống thủy sản, gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm tăng hơn so với cùng thời điểm các năm trước.
Các lỗi vi phạm chủ yếu là vận chuyển giống thủy sản vượt quá số lượng, sử dụng một giấy chứng nhận kiểm dịch cho nhiều lô hàng; chủ hàng cố tình chia nhỏ số lượng gia cầm (dưới 50 con) nhằm đối phó khi vận chuyển qua Tổ kiểm dịch.
Hầu hết các tỉnh cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch giống thủy sản nhưng không có phiếu xét nghiệm bệnh thuộc danh mục các bệnh phải kiểm dịch theo quy định, phần lớn chỉ kiểm tra cảm quan hoặc soi tươi các chỉ tiêu vi khuẩn, nguyên sinh động vật rồi cấp giấy, không ghi số lô hay dấu hiệu phân biệt, không niêm phong phương tiện.
Một số trường hợp kiểm dịch viên không ghi tên vào Giấy chứng nhận kiểm dịch, nơi đến ghi rất chung chung, không có địa chỉ chủ hàng cụ thể… Chính điều này đã gây khó khăn cho công tác kiểm tra.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Quốc Vọng, giám đốc công ty Giống cây trồng miền Nam cho biết, bằng phương pháp sản xuất công nghệ sinh học hiện đại nhằm lọc dòng nhanh và đạt chất lượng xuất khẩu, sản xuất mô hình rau hoa tươi theo quy trình VietGAP để nông dân tham quan, trung tâm kỳ vọng sẽ nâng từ 10-15 chủng loại hạt giống hiện nay của đơn vị lên trên 30 chủng loại.

Đó là một trong những giải pháp được đưa ra tại tọa đàm “Tam nông, phát triển bền vững nông nghiệp - nông thôn - nông dân”, do UBND tỉnh Đồng Tháp, Quỹ hòa bình và phát triển TP.HCM, Trung tâm nghiên cứu xã hội và giáo dục Trí Việt đồng tổ chức hôm qua 12.9 tại TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp).

Mật độ sâu phổ biến khoảng 300 -400 con/cây, cục bộ có nơi 1.000 con/cây (NTNN đã đưa tin). Theo thống kê, diện tích rừng thông bị sâu hại trên địa bàn huyện Sóc Sơn lên tới 45ha. Sau khi phát hiện ổ dịch, Trung tâm phát triển rừng Hà Nội chọn 2 loại thuốc phun dập dịch.

Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là một trong những thế mạnh của Khánh Hòa. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm phát triển, nghề này đang gặp khó khi môi trường bị ô nhiễm, đầu ra không ổn định. Tái cơ cấu nghề NTTS, tạo bước đột phá để phát triển bền vững là vấn đề được ngành Nông nghiệp tỉnh nỗ lực thực hiện.

Hồ Thác Bà (Yên Bái) có diện tích hơn 23.000 ha, diện tích mặt nước 19.000 ha. Ngoài việc tích nước cho việc phát điện, hồ Thác Bà còn có khả năng phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản.