Ngư Dân Có Thu Nhập Cao Từ Nhử Ghẹ

Hiện nay là mùa đánh bắt ghẹ, mỗi đêm một ngư dân thu nhập vài triệu đồng từ nghề nhá kẹp, nếu trúng có thể lên đến hàng chục triệu đồng. Nghề này đang thịnh hành ở nhiều địa phương của TX Sông Cầu (Phú Yên), góp phần đem lại thu nhập ổn định cho ngư dân…
Phổ biến nghề nhá kẹp
Đánh bắt ghẹ là một trong những nghề mà nhiều ngư dân ven biển ở TX Sông Cầu mưu sinh từ bao đời nay. Có nhiều cách để bắt được ghẹ như dùng lưới ghẹ, lưới giã cào, bóng, nhá, dùng bình hơi để lặn… Tuy nhiên, hiện nay cách đánh bắt ghẹ hiệu quả nhất mà ngư dân TX Sông Cầu sử dụng là dùng nhá kẹp để nhử. Anh Lê Văn Lâm ở thôn Phú Dương, xã Xuân Thịnh cho biết: “Việc dùng nhá kẹp để nhử ghẹ xuất hiện ở đây khoảng 5 năm.
Hiện trên thị trường bán một cái nhá khoảng 25.000 đồng, nhưng chỉ dùng 4 đến 6 tháng là hư hỏng do khung sắt làm nhá bị nước biển ăn mòn, gỉ sét nên phải thay nhá mới”. Anh Lâm cho biết thêm, để giảm chi phí đầu tư ban đầu, anh không sắm xuồng gắn máy loại lớn mà sử dụng thúng composite đường kính gần 3m có gắn máy để hành nghề. Tuy cố gắng giảm chi phí nhưng tiền đầu tư ban đầu cũng trên 20 triệu đồng.
Nhá kẹp nhử ghẹ giống như chiếc bẫy chuột, khung làm bằng sắt, bên ngoài được bao một lớp lưới, thân nhá có 2 cửa để ghẹ chui vào. Khi đánh hơi thấy mùi tanh của mồi cá, ghẹ tìm cách chui vô và hết đường ra. Anh Lê Văn Lâm cho biết, ghẹ ăn mồi tươi, tất cả các loài cá, ghẹ đều ăn được nhưng món hảo nhất của ghẹ là cá giò, cá dìa.
Công việc mắc mồi vào 350 cái nhá cũng mất hơn 1 giờ và tiền mua mồi khoảng 100.000 đồng và bắt ghẹ chỉ diễn ra trong đêm, khoảng từ 18 giờ ngày hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau. Hiện nay, không chỉ ngư dân xã Xuân Thịnh đánh bắt ghẹ bằng nhá kẹp mà nghề này cũng đang thịnh hành ở các địa phương khác như phường Xuân Yên và xã Xuân Cảnh.
Được mùa ghẹ
Anh Lê Văn Lâm cho biết, mỗi đêm anh thả 350 nhá kẹp, bắt gần 40kg cua, ghẹ các loại như ghẹ xanh, ghẹ hoa, ghẹ ba chấm, cúm núm, cua biển, cua hét… trong đó có khoảng 10kg ghẹ xanh. Dân làm nghề biển thích nhất là khai thác được nhiều ghẹ xanh, bởi thịt của chúng thơm ngon, giàu dinh dưỡng nên giá trị kinh tế cao. Hiện giá ghẹ xanh dao động từ 250.000 đồng đến 300.000 đồng/kg.
Chuyến biển này anh Lâm có thu nhập hơn 4 triệu đồng. Anh Lâm cho biết: “Ghẹ xanh thường sống trong đầm và khu vực ngoài cửa biển Cù Mông. Trước đây, chỉ cần lặn vài hơi số lượng ghẹ bắt được ăn thoải mái. Nhưng thời gian qua, mỗi ngày có hàng trăm người dùng đủ loại ngư cụ để bắt ghẹ nên ghẹ không còn nhiều, muốn đánh bắt có hiệu quả thì phải đến khu vực cửa biển”.
Hiện đang là mùa đánh bắt ghẹ, mỗi đêm một ngư dân thu nhập vài triệu đồng từ nghề nhá kẹp là chuyện thường, nếu trúng có thể lên đến hàng chục triệu đồng.
Anh Trần Quốc Duy ở xã Xuân Thịnh cho biết: “Nghề nhá kẹp khai thác ghẹ có thể đánh bắt quanh năm, nhưng đánh bắt hiệu quả nhất là từ tháng 11 (âm lịch) của năm trước đến tháng 3 năm sau. Riêng đợt này, do lượng ghẹ khá dày nên có đêm tôi trúng trên 70kg cua, ghẹ các loại, thu nhập hơn 10 triệu đồng.
Ngư dân ở đây chỉ quen đánh bắt gần bờ, ngoài nghề nhá kẹp bắt ghẹ, chúng tôi còn bắt tôm hùm giống và nuôi tôm hùm, cá mú, ốc hương… Mấy năm gần đây, do môi trường vùng nuôi đầm Cù Mông bị ô nhiễm nên nuôi trồng thủy sản thất bại, ngư dân chúng tôi chỉ biết dựa vào nghề đánh bắt để mưu sinh”.
Theo ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND xã Xuân Thịnh (TX Sông Cầu), trên địa bàn xã có khoảng 50 người chuyên hành nghề nhá kẹp để bắt ghẹ. Mấy năm nay, nghề nuôi tôm hùm gặp khó khăn, dịch bệnh xảy ra liên tục khiến người nuôi thua lỗ.
Mặc dù thu nhập không cao và không xuyên suốt trong năm, nhưng nghề bắt tôm hùm giống và ghẹ đã góp phần đem lại thu nhập ổn định cho ngư dân trong xã. Còn ông Lương Công Tuấn, Phó chủ tịch UBND TX Sông Cầu, cho biết: “UBND TX Sông Cầu đã nghiêm cấm sử dụng các ngư cụ khai thác hủy diệt như giã cào, bóng Thái Lan, cào sò… để khai thác thủy sản trong các đầm, vịnh trên địa bàn thị xã.
Hiện nay khó khăn nhất của thị xã là đa số tàu thuyền của ngư dân chỉ tập trung khai thác ven bờ, làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Để ngư dân thu nhập ổn định, bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ, UBND thị xã cũng đã tuyên truyền, vận động và khuyến khích ngư dân vươn khơi bám biển làm ăn. Nhưng để thay đổi tập quán này cần phải có lộ trình, thời gian…”.
Có thể bạn quan tâm

Theo nhận định của Hiệp hội Cao su Việt Nam, nhu cầu cao su của thế giới đang tăng trưởng trở lại theo đà phục hồi nền kinh tế thế giới. Vì vậy, sản lượng tiêu thụ cao su được dự báo sẽ tăng. Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các địa phương có diện tích trồng cao su, nhất là cao su tiểu điền đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo nông dân không nên phá bỏ cao su để chuyển đổi sang trồng các loại cây khác.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, từ nguồn hạt giống cà phê hỗ trợ của Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam. Từ đầu mùa mưa đến nay nông dân trong tỉnh đã trồng mới và tái canh được 835 ha cà phê.

Những năm gần đây, phong trào khai hoang, phục hóa ruộng bậc thang trên địa bàn huyện Yên Minh được nhân dân hưởng ứng và thực hiện tích cực. Những thửa ruộng mới khai hoang, sau 3 đến 4 năm đưa vào trồng lúa nước không chỉ nâng cao đời sống nhân dân mà vào mùa lúa chín còn tạo cảnh quan đẹp mắt với du khách gần xa khi lên thăm Công việc Địa chất Toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn.

Nhiều năm qua, Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Hoàng Su Phì luôn đồng hành cùng người nông dân trong việc đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhiều hộ đã vượt qua khó khăn vươn lên làm giàu từ hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ cho vay của Ngân hàng.

Thực hiện chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ; đến nay, trên địa bàn huyện Quản Bạ đã có hàng nghìn lượt hộ nông dân được vay vốn từ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) huyện để phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao, tạo đà để nhiều người dân vươn lên thoát nghèo.