Tiêu hủy 1.380 con gia cầm ốm chết do H5N1

Đưa gia cầm bị bệnh đi tiêu hủy.
Theo Chi cục Thú y Hà Tĩnh, ngày 15/9/2015, dịch cúm gia cầm được phát hiện tại hộ ông Phạm Nhật Thành ở thôn Đông Thinh, xã Phú Lộc (Can Lộc) với 100/380 con vịt ốm chết, buộc phải tiêu hủy cả tổng đàn.
3 ngày sau đó, tại hộ ông Võ Văn Nguyên, thôn Bắc Trị, xã Thạch Trị (Thạch Hà) lại phát hiện có 200/1000 con vịt ốm, chết và tiến hành tiêu hủy toàn bộ số gia cầm này.
Ngay sau khi phát hiện bệnh, Chi cục thú y tỉnh và cán bộ phòng chuyên môn các địa phương đã xuống kiểm tra và chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch.
Nguyên nhân ban đầu là do số gia cầm bị dịch bệnh ốm, chết trên đều chưa được tiêm phòng vắc xin H5N1; môi trường chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh; thời thiết khắc nghiệt làm giảm sức đề kháng của vật nuôi nên dịch phát sinh và lây lan...
Để khống chế dịch bệnh kịp thời, không để lây lan ra diện rộng, Chi cục thú y tỉnh đã tiến hành tiêu hủy số gia cầm của hộ có dịch theo đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh môi trường;
Lập cam kết nuôi nhốt gia cầm tại chuồng, các hộ có dịch tuyệt đối không được mua bán, vận chuyển giết mổ gia trong thời gian theo quy định; tổ chức tiêm phòng bao vây chống dịch được 4.350 con gia cầm ở 3 xã Phú Lộc, Trường Lộc và Kim Lộc, đồng thời phun hóa chất tiêu độc khử trùng, rắc vôi bột chuông trại và các khu vực có nguy cơ cao.
Có thể bạn quan tâm

Sau 9 ngày nghỉ tết, hôm 24.2 (mùng 6 Tết), các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã đồng loạt hoạt động trở lại, tiếp nhận mía của nông dân, phấn đấu đến cuối tháng 3.2015 sẽ kết thúc vụ thu hoạch, chế biến mía đường niên vụ 2014 - 2015, sớm hơn vụ chế biến năm ngoái khoảng gần một tháng.

Theo ngày tháng, các loại rau xanh cứ lặng lẽ từ nhà vườn ra chợ vào từng gian bếp, lên bàn ăn của mỗi gia đình. Từ gốc gác cội nguồn thảo mộc tự nhiên bước vào nền văn minh nông nghiệp khi được thuần hóa, trồng trọt trên thổ nhưỡng, nền nhiệt riêng biệt mà tạo ra những thứ rau đặc sản vùng miền.

Chủ vườn rau sạch này là ông Lê Phước Thọ (ở ấp An Thuận, thị trấn An Phú, huyện An Phú, An Giang), nguyên là một cán bộ Sở Tài Nguyên – Môi trường. Thời đương nhiệm, ông được cử đi cùng nhiều đoàn tham quan học hỏi ở nhiều nước về xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó có cách trồng rau sạch.

Trung tâm Khoa học và Môi trường huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang triển khai mô hình trồng cây đinh lăng với quy mô 5 sào tại hai xã Việt Ngọc và Ngọc Vân với kinh phí gần 40 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của huyện. Tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ 60 % giá giống, vật tư và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc.

Trong khuôn khổ Dự án Legato “Kỹ thuật thâm canh và công nghệ sinh thái- Công cụ đánh giá rủi ro và cơ hội của hệ thống sản xuất lúa nước” của Đức và các quốc gia Đông Nam Á khác, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cùng với Viện Chính sách và Quản lý - Trường đại học KHXH&NV – đại diện ban điều phối Dự án đã thiết lập “Mô hình công nghệ sinh thái trong sản xuất lúa nước” triển khai tại 3 tỉnh Hải Dương, Vĩnh Phúc và Lào Cai.