Tiêu diệt nhuyễn thể mùa sinh sản

Huyện Tuy Phong cũng ra thông báo, nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân, khai thác, thu mua, vận chuyển, chế biến và kinh doanh các loài hải đặc sản cấm này.
Xã Phước Thể và Chí Công là 2 vùng biển có nhiều loài hải đặc sản như Sò, Điệp và Ốc các loại. Tuy nhiên, hiện nay một số xã, thị trấn ngư dân vẫn lén lút hành nghề, các cơ sở thu mua và phương tiện vẫn hoạt động. Mặc dù đã được địa phương tuyên truyền rộng rãi trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, nhưng họ vẫn không chấp hành quy định, thậm chí có thái độ chống đối, cản trở đoàn kiểm tra. Bắt chỗ này họ chuyển chỗ khác để tập kết và chế biến. Khi đoàn kiểm tra phát hiện lập biên bản vi phạm thì họ chửi bới, đổ sò ra khỏi bao và vứt tung tóe nhằm gây khó khăn cho đoàn thu giữ tang vật.
Tại các bến bãi neo đậu tàu thuyền của 2 xã Chí Công, Phước Thể khoảng 2 giờ chiều trở đi, vẫn còn nhiều thuyền thúng hành nghề lặn, đem vô bán các loại sò ốc. Các chợ đầu mối của huyện Tuy Phong vẫn có nhiều loại sò, ốc bày bán công khai hàng ngày.
Mặc dù ngư dân vẫn biết nguồn lợi thủy sản cạn kiệt dần do khai thác bừa bãi. Hàng năm địa phương có quy định cấm nhưng vì cuộc sống nên họ cứ lén lút khai thác.
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tuy Phong, từ đầu mùa cấm đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành của huyện, công an huyện và công an tỉnh Bình Thuận đã kiểm tra, xử lý 7 trường hợp vi phạm và ra quyết định xử phạt 83 triệu đồng, tịch thu tang vật 9,1 tấn hải đặc sản các loại.
Trong thời gian đến, Đoàn Kiểm tra liên ngành của huyện tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý mạnh các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm. Tái tạo nguồn lợi hải đặc sản, nhất là loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, phải có sự chung tay của cả cộng đồng. Để Tuy Phong luôn là một trong ba ngư trường lớn của Bình Thuận.
Có thể bạn quan tâm

Bước vào vụ cá nam năm nay (từ tháng 4 - 10/2014), cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đầu tư phương tiện vươn khơi đánh bắt, hứa hẹn đem lại vụ mùa bội thu.

Được biết, trong khoảng 3 tháng trước đây, mực khô bị giảm giá đột biến khoảng 150 ngàn đồng/kg, gây rất nhiều khó khăn cho bà con ngư dân khi đánh bắt vì thu không bù nổi chi phí (doanh thu bán mực chiếm 70% tổng doanh số đánh bắt của chuyến biển), nhiều tàu ghe lỗ tổn do giá mực giảm phải nằm bờ.

Những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trong tỉnh Bắc Ninh có bước phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều cơ sở sản xuất giống, chế biến, các trang trại từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Từ đầu tháng 3 đến nay, khi bắt đầu thu hoạch vụ dưa đông xuân 2013 - 2014 và vụ dưa xuân hè 2014, tại các tỉnh miền Trung, rơm được bán với giá rất cao, gấp 2 - 3 lần so với mọi năm.

Theo Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, thời gian qua, các bệnh hại trên cây cao su như: Rệp vảy, vàng rụng lá, nấm hồng, héo đen đầu lá... gây hại phổ biến ở mức độ nhẹ đến trung bình.