Sản Phẩm Công Nghiệp Nông Thôn Tiêu Biểu

Là doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ, từ nhiều năm qua, Công ty TNHH Vũ Thịnh (thị trấn Vôi, Lạng Giang, Bắc Giang) đã chú trọng phát triển các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Năm 2010, Công ty đầu tư hơn 3 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng và lắp đặt dây chuyền sản xuất ván ghép thanh. Dự án được Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp - Sở Công thương hỗ trợ 139 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công. Tháng 6-2010, xưởng sản xuất ván ghép thanh bắt đầu hoạt động với nhiều thiết bị chuyên dụng... Đây là đơn vị đầu tiên của tỉnh đầu tư dây chuyền sản xuất ván ghép thanh với giá thành thấp, thay thế dần sản phẩm ngoại nhập, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Theo ông Vũ Duy Thịnh - Giám đốc Công ty, để sản xuất ván ghép thanh phải trải qua nhiều công đoạn như tuyển chọn nguyên liệu, sấy, cưa, bào 2 mặt, cắt lọc phôi, ghép dọc, bào 4 mặt, ghép ngang, cắt cạnh và chà nhẵn bề mặt ván ghép. Trong quá trình sản xuất phải chú ý loại bỏ những thanh gỗ bị lỗi, cong vênh, khi bào cần chú ý điều chỉnh kích thước để gỗ không bị xước hoặc vẹt đầu. Do chú trọng đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ kỹ sư, công nhân, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật nên sản phẩm có chất lượng tốt. So với các loại gỗ ghép thông thường, sản phẩm này có ưu điểm nổi trội như: Không bị cong vênh do biến đổi của thời tiết, mẫu mã đa dạng phong phú, độ bền màu tốt, không thấm nước, có khả năng chịu va đập và chống xước cao, có thể lắp ghép thành tấm gỗ khổ lớn… Ván ghép thanh được dùng rộng rãi trong sản xuất đồ mộc dân dụng, trang trí nội thất, ốp trần, sàn nhà. Đặc biệt, nguồn nguyên liệu làm ván ghép dồi dào, sử dụng được cả thân cây có đường kính nhỏ, gỗ khai thác từ rừng trồng, tận dụng gỗ thừa tại các xưởng mộc. Do có thị trường tiêu thụ ổn định, năm 2011, Công ty bán hơn 60 nghìn m2 sản phẩm với doanh thu đạt hơn 9 tỷ đồng, năm 2012 đạt 80 nghìn m2, doanh thu đạt 12 tỷ đồng. Trừ chi phí, mỗi năm Công ty thu lãi hơn 1 tỷ đồng. Năm 2012, ván ghép thanh của Công ty TNHH Vũ Thịnh được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. 6 tháng đầu năm nay, DN đã ký kết được nhiều đơn hàng mới, doanh số bán hàng tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2012. Hiện nay, Công ty giải quyết việc làm cho 70 lao động địa phương, với thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/tháng. Mô hình sản xuất ván ghép thanh của Công ty TNHH Vũ Thịnh mở ra hướng phát triển công nghiệp thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguyên liệu trong hoạt động chế biến lâm sản, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về lâm nghiệp của tỉnh.Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi về thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang (Khánh Hòa), một trong những nơi hiện nay đang nuôi nhiều cá bớp, bởi hiệu quả kinh tế mang lại rất cao. Theo ông Nguyễn Phước, phó chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Lương thì hiện nay toàn xã có hàng chục hộ dân nuôi cá bớp trên đầm Nha Phu. Người nuôi ít nhất cũng khoảng 500 con, nuôi nhiều khoảng 3.000 con.

Với tổng diện tích 2.450 ha (trồng mới 165 ha), sản lượng bình quân hàng năm trên 8.000 tấn, Chư Pưh được xem là “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên những năm trở lại đây cùng với việc người dân ào ạt trồng tiêu thì bệnh chết nhanh, chết chậm, tiêu điên trên cây tiêu diễn biến tương đối phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng.

Giá mãng cầu xiêm tại vùng chuyên canh Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang đang tăng cao nhất từ trước đến nay nên nông dân hết sức phấn khởi.

Sáng ý và chăm chỉ, một phụ nữ chân yếu tay mềm ở tỉnh Trà Vinh đã đi tiên phong trong việc hồi sinh lại những hàng bần xanh mướt, góp phần tạo nên một món ăn ngon, hấp dẫn thực khách trong Nam ngoài Bắc.

Tuy mới 28 tuổi nhưng anh Nguyễn Văn Có, ở thôn Thanh Long, xã Phước Mỹ (TP Quy Nhơn - Bình Định), đã có một trang trại nuôi cá lóc giống và cá lóc thương phẩm rộng 900 m2 mặt nước với lợi nhuận thu về trên trăm triệu đồng/năm.