Tiêu Chuẩn Mới Của MSC Sẽ Được Ra Mắt Vào Tháng 10/2014

Hội đồng Quản lý Biển (MSC) hiện đang tiến hành nốt các công việc xem xét lại các tiêu chuẩn thủy sản của mình trong 2 tháng cuối cùng của quy trình đánh giá 2 năm một lần.
MSC là chương trình chứng nhận hàng đầu thế giới về hoạt động quản lý nghề cá tốt và bền vững. Quá trình đánh giá này bao gồm việc thu thập ý kiến đóng góp của các bên liên quan, các nhà quản lý nghề cá, các tổ chức môi trường sinh thái biển, các chính phủ và các đối tác thương mại một cách công khai minh bạch.
Kết quả đánh giá sẽ giúp việc chỉnh sửa các tiêu chuẩn nghề cá mới và yêu cầu về cấp giấy chứng nhận của MSC sẽ ra mắt trong tháng 10/2014.
Việc ra mắt này đã được lùi lại từ tháng 8 sang tháng 10 trong một cuộc họp mới đây của Hội đồng quản trị, đồng thời tại cuộc họp này đưa ra quyết định một số công việc cuối cùng cần phải làm để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn và yêu cầu sẽ rõ ràng.
Quá trình này đã giúp đảm bảo các tiêu chuẩn nghề cá của MSC phản ánh các nghiên cứu nghề cá mới đây và các hoạt động quản lý, đồng thời đúc kết kiến thức chuyên môn từ việc đa dạng các bên liên quan đến MSC trên toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm

Cá sặc rằn, còn gọi là cá rô tía da rắn hay cá rô tía Xiêm hay cá lò tho là một loài cá thuộc họ Cá tai tượng. Loài cá này là một món ăn quan trọng trong nền ẩm thực của nhiều nước, đồng thời nó cũng là một loài cá cảnh thông dụng.

Đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu đạt sản lượng 10.000 tấn cá nước lạnh (7.287 tấn cá tầm và 2.713 tấn cá hồi), đó là mục tiêu cơ bản của dự thảo Quy hoạch phát triển cá nước lạnh đến năm 2020. Mục tiêu này đã được đưa ra thảo luận tại Hội thảo góp ý Quy hoạch phát triển cá nước lạnh được tổ chức ngày 16/9/2014 tại Lâm Đồng

Để làm được một vụ lúa trên đất nuôi tôm trong điều kiện hoàn toàn lệ thuộc nước trời như ở Cà Mau là một sự nhẫn nại, nhạy bén và đầy tính sáng tạo của nông dân rất đáng trân trọng. Nhưng do nhiều nguyên nhân nên mức độ thành công khác nhau, dẫn đến suy nghĩ, nhận thức và quyết tâm từng người cũng khác nhau, khiến diện tích và bản đồ canh tác lúa trên đất tôm luôn biến động và thường không đạt chỉ tiêu kế hoạch, phá vỡ quy hoạch, nhất là những năm thời tiết không thuận.

Tận dụng con nước khi lũ về và diện tích đất canh tác bên bờ sông Hậu, nhiều nông dân xã Bình Thạnh Đông (Phú Tân - An Giang) đã mạnh dạn đào ao nuôi tôm càng xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Những năm qua ở Thanh Hoá, chăn nuôi các loại gia súc, như: Trâu, bò thịt, bò sữa, dê... để sinh sản, lấy thịt, lấy sữa đang là hướng đi đúng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều địa phương. Tuy nhiên, việc thiếu vùng trồng nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia súc đang là một trong những nguyên nhân khiến khả năng sinh sản và cho thịt của con nuôi bị hạn chế.