Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Tiêu Chuẩn Mật Độ Vi Khuẩn Trong Ao Nuôi Tôm Và Biện Pháp Kiểm Soát

Tiêu Chuẩn Mật Độ Vi Khuẩn Trong Ao Nuôi Tôm Và Biện Pháp Kiểm Soát
Ngày đăng: 14/11/2013

Người nuôi tôm hiện nay đang quan tâm việc kiểm soát mật độ vi khuẩn trong ao nuôi tôm nhằm kiểm soát nguy cơ dịch bệnh, đặc biệt dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Bài viết dưới đây giới thiệu biện pháp kiểm soát vi khuẩn trong ao nuôi.

Với bà con nông dân, cách đơn giản nhất để xác định mật độ vi khuẩn của các nhóm vi khuẩn có lợi (khuẩn lạc màu vàng) và vi khuẩn gây bệnh (khuẩn lạc màu xanh) là phương pháp trải đĩa thạch. Tuy nhiên, không phải tất cả khuẩn lạc màu vàng đều là vi khuẩn có lợi, ví dụ loài vi khuẩn Vibrio algynolyticus được xem là vi khuẩn có lợi và được sản xuất dưới dạng Probiotics và dùng rất nhiều năm nay ở thị trường nuôi tôm Ecuador nhưng gần đây nghiên cứu đã chỉ ra có 1 chủng của loài vi khuẩn này là tác nhân gây bệnh

( http://frdms.npust.edu.tw/frdms/fileupload/0362/0362_re03_98_10030-1.pdf

http://www.aseanbiotechnology.info/Abstract/21027207.pdf ).

Để xác định mật độ khuẩn vàng và khuẩn xanh bà con nên học cách trải đĩa thạch để đếm số khuẩn vàng và khuẩn xanh (kỹ thuật cũng khá đơn giản và có thể học từ các trường đại học hoặc Viện nghiên cứu). Tuy nhiên, mật độ khuẩn vàng và khuẩn xanh bao nhiêu là tối đa ? Có thể lấy tiêu chuẩn mật độ khuẩn vàng và khuẩn xanh áp dụng cho trại giống được xuất bản bởi FAO để áp dụng cho ao nuôi tôm thịt vì nước ương nuôi ở trại giống đòi hỏi độ sạch nghiêm ngặt hơn nhiều nên việc áp dụng tiêu chuẩn này cho ao nuôi tôm thịt là khá an toàn:

Theo FAO:

1) Tiêu chuẩn khuẩn xanh < 600 CFU/ml.

2) Tiêu chuẩn khuẩn vàng < 800 CFU/ml.

3) Tiêu chuẩn Vibrio phát sáng : không được có.

Biện pháp kiểm soát mật độ vi khuẩn vàng và xanh trong ao nuôi tôm:

1) Kiểm soát mật độ vi khuẩn trong nước ao: dùng sản phẩm Sanocare PUR  (Công ty INVE Aquaculture) đánh định kỳ 10 ngày 1 lần ở liều 300g đến 500g cho 1.000 mét khối nước, 48 giờ sau khi đánh sản phẩm Sanocare PUR thì dùng sản phẩm Sanolife Pro-W (sản phẩm vi sinh của Công ty INVE Aquaculture) ở liều 200g cho 1ha (10.000 khối nước).

2) Kiểm soát khuẩn vàng và khuẩn xanh trong đường ruột tôm:  dùng sản phẩm Sanolife Pro-2 (Công ty INVE Aquaculture) trộn vào thức ăn 5g/Kg thức ăn hàng ngày cho mật độ khuẩn vàng và khuẩn xanh xuống thấp nhất sau 5 tuần sử dụng (< 100 khuẩn lạc vàng và dưới 500 khuẩn lạc xanh trong 1mg chất nhầy đường ruột,).


Có thể bạn quan tâm

Công nghệ sinh học cải thiện tôm nuôi Công nghệ sinh học cải thiện tôm nuôi

Các loại hóa chất được sử dụng trong nuôi tôm để diệt khuẩn trong nước, diệt cá, điều chỉnh pH nước, điều trị nhiễm khuẩn và các bệnh khác.

23/09/2015
Tác nhân gây bệnh vi bào tử trùng trên tôm và giải pháp phòng trị bệnh Tác nhân gây bệnh vi bào tử trùng trên tôm và giải pháp phòng trị bệnh

Ngành vi bào tử trùng bao gồm những động vật đơn bào có kích thước rất nhỏ, là những ký sinh trùng nội ký sinh thường ký sinh trên sâu bọ, một số động vật giáp xác và cá, có khoảng hơn 800 loài thuộc 70 giống.

22/09/2015
Cách diệt tảo đỏ tảo giáp trong ao nuôi Cách diệt tảo đỏ tảo giáp trong ao nuôi

Nguyên nhân làm cho nước ao bị đỏ ngoài tảo đỏ Rhodophyta còn có thể do ảnh hưởng của các nguyên tố khác trong ao.

22/09/2015
Nhận xét về tiềm năng của Probiotics Nhận xét về tiềm năng của Probiotics

Probiotics ( men vi sinh, vi khuẩn sống, lợi khuẩn) là các tế bào sống có những đặc tính hữu ích khác nhau đã được nghiên cứu rộng rãi và khai thác về mặt thương mại trong nhiều sản phẩm đa dạng trên thế giới.

23/09/2015
Quản lý độ kiềm trong ao nuôi tôm Quản lý độ kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm không chỉ ảnh hưởng đến quá trình lột xác, sinh trưởng của tôm mà còn liên quan chặt chẽ đến các yếu tố môi trường khác. Trong nuôi tôm, độ kiềm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất tôm nuôi.

22/09/2015