Tiêu Chuẩn Chung Tôm ASEAN Lợi Ích Cho Các Nhà Xuất Khẩu Tôm Châu Á

Với mục đích hài hòa các tiêu chuẩn và tháo gỡ sự lúng túng giữa các tiêu chuẩn khác nhau, năm 2013, đại diện các nhà sản xuất và XK tôm ASEAN đã thống nhất ý tưởng xây dựng Bộ tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN.
Người tiêu dùng trên thế giới hiện nay ngày càng hướng tới sử dụng các sản phẩm thủy sản an toàn, được sản xuất bền vững và đáp ứng các yếu tố về môi trường cũng như xã hội.
Hiện nay, hàng loạt các tiêu chuẩn tự nguyện cho thủy hải sản đã và đang được áp dụng trên thế giới như ASC, MSC, GlobalGAP, BAP...tuy nhiên, quá nhiều các tiêu chuẩn đã khiến các nhà sản xuất và XK thủy sản ở các nước lúng túng giữa các tiêu chuẩn và phải đối mặt với chi phí sản xuất gia tăng và không dễ dàng thực hiện với các tiêu chí trong các tiêu chuẩn khác nhau này.
Đây là một vấn đề khiến cho các nhà sản xuất, XK, các chuyên gia thủy sản đặc biệt quan tâm và tìm giải pháp tháo gỡ.
Với mục đích hài hòa các tiêu chuẩn và tháo gỡ sự lúng túng giữa các tiêu chuẩn khác nhau, năm 2013, đại diện các nhà sản xuất và XK tôm ASEAN đã thống nhất ý tưởng xây dựng Bộ tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN. Tại cuộc họp tháng 12/2013 tại Thái Lan, đại diện các nước thành viên ASEAN nhất trí xây dựng các tiêu chuẩn tôm ASEAN dựa trên nguyên tắc hài hòa các tiêu chuẩn chứng nhận của nước thành viên và tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế khác.
Bộ tiêu chuẩn sẽ được xây dựng dựa vào thực tế của ASEAN và có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho các nước sản xuất tôm trong khu vực cũng như cho các nhà NK và người tiêu dùng.
Bộ tiêu chuẩn này sẽ vừa sức hơn đối với các nhà sản xuất tôm trong khu vực ASEAN trong khi người tiêu dùng trên thế giới dễ dàng hơn trong lựa chọn sản phẩm chất lượng và an toàn trong hàng loạt sản phẩm với các chứng nhận khác nhau.
Tôm nuôi là một trong những loài thủy sản được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Theo ước tính, sản lượng tôm nuôi toàn cầu đạt khoảng 3,5 - 4 triệu tấn, trong đó khu vực ASEAN dẫn đầu. Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Myanmar là các nước sản xuất tôm chính trong khu vực này với sản lượng trung bình đạt từ 300.000 - 600.000 tấn/nước.
Là nguồn cung chính cho thị trường thế giới, tôm ASEAN có ảnh hưởng lớn tới nguồn cung và tiêu thụ toàn cầu. Năm 2013 vừa qua, EMS (Hội chứng tôm chết sớm ) tấn công ngành tôm của một số nước trong khu vực này khiến nguồn cung tôm toàn cầu sụt giảm, giá tăng nhanh chóng, và thị trường “đảo lộn”.
Ngày 26/2/2014, tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội VASEP đã phối hợp với Hội nghề cá Việt Nam tổ chức Hội nghị cho Tiêu chuẩn tôm ASEAN với mục tiêu chính là tạo nhận thức sâu rộng hơn về Bộ tiêu chuẩn này cũng như thống nhất các mục tiêu quy trình và phương pháp phát triển.
Hy vọng Bộ tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho các nước sản xuất tôm trong khu vực cũng như góp phần củng cố thêm sức cạnh tranh cho các sản phẩm tôm từ khu vực này trên thị trường thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình chăn nuôi bò thịt đang phát triển rộng rãi ở ngoại thành Hà Nội, nhiều hộ dân đã vươn lên trở thành những tỷ phú nuôi bò. Hà Nội đã đưa những giống bò mới năng suất, chất lượng cao vào chăn nuôi nhưng người dân vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn để mở rộng sản xuất, xây dựng chuồng trại, xây dựng thương hiệu sản phẩm…

Dù hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp (DN) được ký kết ngay từ đầu vụ nhưng đến khi thu hoạch, một trong hai bên có thể “bẻ kèo” khi giá lúa biến động nhiều. Để đảm bảo hợp đồng không bị phá vỡ, ngoài uy tín của DN, niềm tin của nông dân, vai trò điều tiết trung gian của ngành chuyên môn và chính quyền địa phương rất quan trọng.

Trước đây, nông dân thu hoạch lúa phải thuê nhân công cắt tay, gom - tuốt lúa và phải chuẩn bị phương tiện vận chuyển đường thủy mang về nhà. Lại phải phơi khô lúa rồi đón ghe bán. Thời nay, đã có máy gặt đập liên hợp, thương lái đến tận đồng thu mua lúa tươi. Vì vậy, thu hoạch xong, nông dân chỉ việc chờ cân lúa và… đếm tiền.

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh Thái Nguyên đang triển khai trồng mới, trồng lại chè. Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh sẽ trồng mới, trồng lại 1.600 ha chè, trong đó 1.500 ha được hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); 100 ha được tỉnh hỗ trợ kinh phí.

Vụ hè thu này toàn tỉnh Trà Vinh có gần 800 ha trồng khoai lang tím nhật, tập trung chủ yếu ở Duyên Hải, Cầu Ngang và huyện Trà Cú, đến nay thu hoạch được gần 80% diện tích, số còn lại đã quá ngày thu hoạch nhưng vẫn không tìm được người mua.