Hái sim rừng cho thu nhập 300.000 đồng/ngày

Từ đầu tháng 8 đến nay, hàng ngày bà con dân tộc thiểu số ở các xã phía Đông Trường Sơn, thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum có thu nhập đáng kể nhờ đi thu hái sim rừng.
Tập trung chủ yếu ở các xã Pờ Ê, xã Hiếu, Đắc Long với tổng diện tích trên 3.000 ha, cây sim ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum mọc hoàn toàn tự nhiên trên vùng đồi trống và dưới tán rừng.
Những năm gần đây, quả sim bán được do nhu cầu làm rượu vang sim của nhà máy đặt tại địa phương và người dân mua về chế biến thành các sản phẩm, như nước ép sim, rượu sim, mứt sim... Năm nay với giá thu mua sim phổ biến từ 9.000 - 12.000 đồng/kg, nhờ thu hái sim rừng, mỗi người dân hàng ngày kiếm được từ 100.000 - 300.000 đồng.
Nhờ thu hái sim rừng, mỗi người dân hàng ngày kiếm được từ 100.000 - 300.000 đồng.
Theo ông Trịnh Xuân Quý, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kon Plông, tính đến giữa tháng 9, người dân các xã trong huyện đã thu hái được khoảng 25 tấn sim. Huyện cũng đã có kế hoạch bảo tồn cây sim rừng xây dựng thành sản phẩm đặc trưng của địa phương.
“Cây sim đã từ lâu trở thành thương hiệu riêng của vùng Măng Đen.
Cách đây gần 10 năm, huyện đưa vào Nghị quyết của Hội đồng để khoanh vùng, vận động bà con bảo tồn. Những vùng sim nhiều như xã Pờ Ê, xã Hiếu đã được khoanh vùng vừa trở thành hàng hóa vừa được bảo tồn trở thành sản phẩm du lịch.
Huyện cũng đang muốn xây dựng thương hiệu cây sim trở thành thứ hàng hóa đặc biệt của vùng đất này”, ông Quý cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Đầm Dơi (Cà Mau) là huyện trọng điểm về nuôi trồng thủy sản (NTTS), với diện tích trên 65 ngàn hecta, trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp là 2.856ha, tuy nhiên hiện nay chỉ có khoảng 60% diện tích nuôi đạt hiệu quả, 40% còn lại hòa vốn hoặc thua lỗ…

Tính từ đầu vụ nuôi năm nay, diện tích tôm nuôi có biểu hiện bệnh trên toàn tỉnh Nghệ An là 138,5 trong tổng số 1.263ha. Trước tình hình trên, sáng ngày 15/6, Sở Nông nghiệp & PTNT tổ chức hội nghị Bổ cứu sản xuất nuôi tôm vụ 1 năm 2015 và đề ra các biện pháp khắc phục trong thời gian tới.

Chính nhờ chịu khó biết ứng dụng khoa học kỹ thuật và năng động trong kinh doanh, ông Hồ Ngọc Vân trở nên khá giả khi lập nghiệp trên vùng đất mới. Với mô hình ương tôm giống, nhiều năm nay mỗi năm ông thu lãi gần 400 triệu đồng.

Nuôi cua thương phẩm đang được nhiều hộ dân trong tỉnh áp dụng nhờ lợi nhuận tương đối ổn định. Ưu điểm của mô hình này vốn đầu tư thấp, kỹ thuật nuôi dễ áp dụng, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương.

Người nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đang phải đối diện với tình trạng thua lỗ nặng vì tôm chết và rớt giá. Hiện nay, ở nhiều vùng tôm như: Ninh Hà, Ninh Lộc… diện tích đìa thả nuôi rất ít.