Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiết Kiệm Nước Tưới Càphê Bằng Máy Bơm Động Lực

Tiết Kiệm Nước Tưới Càphê Bằng Máy Bơm Động Lực
Ngày đăng: 02/03/2012

Tỉnh Gia Lai có khoảng 80.000ha càphê, hàng năm cần một lượng nước rất lớn từ các công trình thủy lợi để tưới vào mùa khô, đảm bảo cho cây ra hoa kết trái cho vụ sau.

Trước đây, các chủ vườn cây thường sử dụng bằng phương pháp tưới tràn - có nghĩa là trong từng lô cây càphê, các chủ vườn đào mương rãnh xung quanh và cho nước tự chảy vào từng gốc cây liên tục ngày đêm.

Tính ra mỗi hecta càphê cho một lần tưới phải "ngốn" hết từ 4.500-5.000m3 nước. Phương pháp này không những tiêu tốn nước tưới rất lớn mà còn làm trôi đi phần nào lượng phân bón và ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.

Quan trọng hơn, những năm thời tiết bất lợi, gây ra tình trạng hạn hán kéo dài đã làm cho các nguồn nước trên sông suối và các hồ chứa thủy lợi nhanh bị cạn kiệt. Điều này khiến nguồn nước tưới bị thiếu nghiêm trọng.

Trong những năm gần đây, việc lấy nước tưới cho cây càphê sau khi thu hoạch bằng phương pháp tưới tràn không còn phổ biến như trước nữa. Thay vào đó, các chủ vườn sử dụng máy bơm động lực tưới trực tiếp vào từng gốc cây theo một lượng nước nhất định, nước không tràn chảy tự do và lượng phân bón vẫn được giữ lại trong từng gốc cây.

Cách này làm giảm lượng nước tiêu tốn, tính ra mỗi hecta chỉ sử dụng từ 2.400-2.500m3 nước và tiết kiệm được một nửa lượng nước so với phương pháp tưới tràn trước đây.

Khẳng định hiệu quả việc tưới tiêu vườn cây càphê bằng bơm động lực, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chuyên canh cây càphê trên địa bàn đều đầu tư mua máy bơm với công suất lớn để thâm canh tăng năng suất vườn cây.

Ông Hồ Trí Thế - Trưởng phòng Quản lý nước thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác các công trình thủy lợi tỉnh cho biết trong vụ tưới này, bước đầu công ty đã hỗ trợ 50 triệu đồng và cộng thêm nguồn ngân sách của huyện mua 10 máy bơm nước cấp cho 10 hộ đồng bào dân tộc nghèo ở vùng Ia Sao (huyện Chưpảh) để tưới cho cây càphê./.


Có thể bạn quan tâm

Tăng Cường Công Tác Phòng Chống Dịch Lợn Tai Xanh Tăng Cường Công Tác Phòng Chống Dịch Lợn Tai Xanh

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm 2012 đến nay, dịch lợn tai xanh đã xảy ra trên địa bàn 43 xã, phường thuộc 10 huyện, thị của 3 tỉnh là: Lào Cai, Điện Biên và Yên Bái làm hơn 8,3 nghìn lợn mắc bệnh, số lợn đã tiêu huỷ là 5.165 con. Hiện nay, tỉnh Lào Cai đã công bố hết dịch, nhưng dịch đang xảy ra nặng ở các tỉnh Điện Biên, Yên Bái và đang có chiều hướng lây lan với tốc độ nhanh; nguy cơ dịch lây lan diện rộng là rất lớn.

08/04/2012
Trúng Mùa, Trúng Giá Lúa Thu Đông Trúng Mùa, Trúng Giá Lúa Thu Đông

Nông dân các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang bước vào thu họach rộ vụ lúa Thu Đông với niềm vui trúng mùa, trúng giá. Ở vụ này, nhờ áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật canh tác của ngành nông nghiệp khuyến cáo nên năng suất lúa đạt bình quân gần 6 tấn/ha, tăng 0,3 tấn ha so cùng vụ năm ngoái

01/12/2011
Giúp Nông Dân Phát Triển Sản Xuất Bền Vững Giúp Nông Dân Phát Triển Sản Xuất Bền Vững

Trong hai ngày 9 và 10.4, Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng đã đến làm việc với một số địa phương, doanh nghiệp, hộ ND sản xuất kinh doanh giỏi... của tỉnh Bạc Liêu.

12/04/2012
Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Rắn Kết Hợp Cá Sấu Thịt Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Rắn Kết Hợp Cá Sấu Thịt

Trong khi ở nhiều địa phương, rắn hổ hèo vẫn còn là mô hình mới và khó tìm đầu ra thì tại xã Phú Bình, huyện Phú Tân (An Giang) hàng chục hộ nông dân đã và đang mở rộng mô hình này với nhiều tín hiệu khả quan. Không chỉ giúp các hộ ăn nên làm ra, mà nghề nuôi rắn còn được kết hợp với nuôi cá sấu thịt theo quy mô trang trại, cho hiệu quả kinh tế khá cao.

12/04/2012
Nuôi Cá Chình Trong Bè Nuôi Cá Chình Trong Bè

Với một cái bè 16m2 được thiết kế rất đơn giản (chiều dài 4m, chiều ngang 2m và chiều cao 2m) đặt xuống lòng kênh Đồng Tiến phía trước nhà, vào cuối năm 2009, ông Lâm thả tổng cộng 50kg cá chình giống vào bè nuôi. Trước khi thả cá giống, ông vệ sinh bè sạch sẽ bằng vôi bột rồi ngâm dưới mặt nước nhiều ngày

06/12/2011